Học tập đạo đức HCM

Dịch Covid-19: Thời của sản phẩm trái cây chế biến

Thứ tư - 15/04/2020 18:55
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc vận chuyển các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu ngày càng khó. Thay vào đó, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trái cây đã qua chế biến tăng là một hướng đi đầy tiềm năng cho doanh nghiệp.

Xuất khẩu trái cây chế biến tăng mạnh

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, trong 3 tháng đầu năm nay, dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến vẫn tăng. Riêng 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến đạt 94,8 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2019.

 dich covid-19: thoi cua san pham trai cay che bien hinh anh 1

Chế biến thanh long xuất khẩu tại nhà máy Lavifood (Long An). Ảnh: Trần Khánh

Sau thời gian giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ trung tuần tháng 3 đến nay, giá nhiều loại trái cây tươi ở ĐBSCL đã tăng trở lại.

Giá thanh long ruột trắng, ruột đỏ thu mua tại vườn hiện tăng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 2, giá mít Thái cũng tăng 10.000 đồng/kg, giá sầu riêng tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Các sản phẩm chế biến xuất khẩu sang các thị trường chính cũng tăng khá, như Trung Quốc đạt 17 triệu USD, tăng 24,5%; Hàn Quốc đạt 14 triệu USD, tăng hơn 3%; Nhật Bản đạt 8,9 triệu USD, tăng 3%; Mỹ đạt 7,9 triệu USD, tăng 16,7%... Dự báo, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước, nhu cầu đối với sản phẩm chế biến vẫn tiếp tục tăng.

Anh Lê Duy Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Duy Anh (huyện Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ, từ trước đến nay, sản phẩm chính của doanh nghiệp là các loại bún, mì, phở khô… Khi dịch Covid-19 xảy ra, nhiều loại trái cây trong nước không xuất khẩu tươi được, giá rớt thảm.

Trước bối cảnh đó, anh Toàn đã nghiên cứu đưa thêm thành phần trái cây vào các sản phẩm hiện có, tạo nên bún thanh long, dưa hấu… được người tiêu dùng chấp nhận, ưa thích. Anh Toàn cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu các loại bún, mì trái cây nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Hay như câu chuyện của ông Võ Phát Triển - Tổng Giám đốc Công ty Việt - Đức (Đồng Tháp). Dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng doanh nghiệp này vẫn hoàn tất kế hoạch nâng cấp nhà máy chế biến trái cây tại huyện Thanh Bình, đưa tổng công suất chế biến của nhà máy lên gấp 10 lần so giai đoạn đầu.

Đồng thời, ông Triển đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau, củ, quả thứ 2 trên diện tích 13ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. Với dự án này, sau khi hoàn tất sẽ nâng tổng công suất chế biến của công ty lên 20 tấn thành phẩm/ngày, tăng mức tiêu thụ nguyên liệu lên hơn 3,1 triệu tấn/năm.

Ông Triển chia sẻ, để có thể dám đặt cược tất cả vốn liếng vào các nhà máy chế biến này, ông đã tìm hiểu và nhìn thấy nhu cầu rất lớn trái cây chế biến tại Nhật Bản, EU… Năm ngoái, riêng mặt hàng xoài sấy dẻo Công ty Việt - Đức đã nhận đơn đặt hàng từ EU trị giá khoảng 500.000 - 600.000 euro.

Gỡ vướng mắc để phát triển

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, cả nước hiện có khoảng 150 nhà máy chế biến trái cây các loại. Phần lớn các nhà máy này sơ chế, chế biến sản phẩm cho xuất khẩu.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, hiện nay, công suất thiết kế của ngành chế biến rau, quả của Việt Nam đạt 10% sản lượng nhưng mới chỉ thực hiện được 5%, tương đương với trên 1,2 triệu tấn. Mục tiêu của Việt Nam là nâng công suất chế biến lên 25%, tương đương hơn 6 triệu tấn rau, quả/năm. Tuy nhiên, việc đầu tư vào chế biến trái cây cần thời gian và nguồn vốn lớn.

Còn theo ông Phạm Ngô Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lavifood (Long An), so với xuất khẩu, việc chế biến sẽ giúp tận dụng được hết các tầng sản phẩm trái cây sau khi thu hoạch, từ đó, tăng giá trị cho nông sản.

Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cũng thông tin, từ lâu, Đồng Nai đã sớm mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến nông sản do lợi thế giao thông và nông nghiệp phát triển. Nhưng tính đến nay, ngoài các mặt hàng như mì, điều, cà phê, heo, gà; các loại cây ăn trái có sản lượng lớn của tỉnh vẫn còn thưa vắng doanh nghiệp tham gia chế biến.gia

Thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn tìm đến Đồng Nai đặt trụ sở rồi mở rộng ra các tỉnh thành khác. Song lối canh tác đa số vẫn nhỏ lẻ, mỗi nông hộ mỗi quy trình nên các công ty rất khó gắn kết để hình thành chuỗi. Việc  tìm những khu đất có diện tích lớn để doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng trọt ở tỉnh cũng rất khó khăn.

Theo Trần Khánh/danviet.vn
 

http://danviet.vn/thi-truong-nong-san/dich-covid-19-thoi-cua-san-pham-trai-cay-che-bien-1079374.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay25,279
  • Tháng hiện tại326,848
  • Tổng lượt truy cập92,704,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây