Học tập đạo đức HCM

Độc đáo trồng tiêu sạch núi Cấm, làm không đủ bán

Thứ năm - 01/04/2021 19:19
Với khí hậu, thổ nhưỡng mát mẻ quanh năm trên núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), nhiều người dân đã tận dụng dưới tán rừng để phát triển trồng tiêu sạch.
Tận dụng phần đất trống trên sườn núi, trồng xen với cây rừng, những năm qua, cư dân trên núi Cấm (An Giang) trồng tiêu cho thu nhập cao. Trồng tiêu trên núi nổi tiếng thơm ngon vì không sử dụng phân, thuốc BVTV hóa học nên được thương lái lùng mua và sản lượng tiêu làm ra không đủ bán.

Tận dụng phần đất trống trên sườn núi, trồng xen với cây rừng, những năm qua, cư dân trên núi Cấm (An Giang) trồng tiêu cho thu nhập cao. Trồng tiêu trên núi nổi tiếng thơm ngon vì không sử dụng phân, thuốc BVTV hóa học nên được thương lái lùng mua và sản lượng tiêu làm ra không đủ bán.

Mô hình trồng tiêu trên núi khá đơn giản, tiêu trồng chủ yếu bám trụ vào các loại cây trong vườn hay cây rừng để phát triển. Không cần đào hố và làm trụ, giúp tiết kiệm chi phí, tăng thêm thu nhập cho bà con.

Mô hình trồng tiêu trên núi khá đơn giản, tiêu trồng chủ yếu bám trụ vào các loại cây trong vườn hay cây rừng để phát triển. Không cần đào hố và làm trụ, giúp tiết kiệm chi phí, tăng thêm thu nhập cho bà con.

Từ tháng 3 đến tháng 4, vườn tiêu trên núi Cấm bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay tiêu trồng khá trúng, sản lượng thu được nhiều hơn năm trước. Ông Nguyễn Văn Sử, ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo cho biết trước đây, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn. Những năm qua nhờ cây tiêu trồng dưới tán rừng mà gia đình ông có cuộc sống ổn định.

Từ tháng 3 đến tháng 4, vườn tiêu trên núi Cấm bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ. Năm nay tiêu trồng khá trúng, sản lượng thu được nhiều hơn năm trước. Ông Nguyễn Văn Sử, ở ấp Vồ Bà, xã An Hảo cho biết trước đây, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn. Những năm qua nhờ cây tiêu trồng dưới tán rừng mà gia đình ông có cuộc sống ổn định.

Vụ tiêu năm nay, gia đình ông Sử trồng 6 công, đang cho thu hoạch ước đạt khoảng 500-600 kg tiêu khô (cứ 3 kg tiêu tươi cho ra 1 kg tiêu khô). Hiện nay, giá bán tiêu tươi tại vườn khoảng 120.000 đồng/kg và đặc biệt tiêu chín đỏ phơi khô khoảng 260.000 – 280.000 đồng/kg.

Vụ tiêu năm nay, gia đình ông Sử trồng 6 công, đang cho thu hoạch ước đạt khoảng 500-600 kg tiêu khô (cứ 3 kg tiêu tươi cho ra 1 kg tiêu khô). Hiện nay, giá bán tiêu tươi tại vườn khoảng 120.000 đồng/kg và đặc biệt tiêu chín đỏ phơi khô khoảng 260.000 – 280.000 đồng/kg.

Theo ông Sử, tiêu dễ trồng, ít sâu bệnh nên hầu như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm tiêu rất an toàn. Thông thường, tiêu trồng nơi đây một năm cho thu hoạch 1 lần, riêng vụ tiêu năm nay gia đình ông Sử sau khi trừ hết chi phí lãi gần 80 triệu đồng/6 công tiêu.

Theo ông Sử, tiêu dễ trồng, ít sâu bệnh nên hầu như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm tiêu rất an toàn. Thông thường, tiêu trồng nơi đây một năm cho thu hoạch 1 lần, riêng vụ tiêu năm nay gia đình ông Sử sau khi trừ hết chi phí lãi gần 80 triệu đồng/6 công tiêu.

Người dân tận dụng cây mọc sẵn trong rừng để làm nọc cho tiêu leo lên sinh sống. Đặc biệt, trong quá trình trồng tiêu ở núi Cấm không cần tưới nhiều nước mà cây tiêu vẫn phát triển tốt ở trong mùa khô.

Người dân tận dụng cây mọc sẵn trong rừng để làm nọc cho tiêu leo lên sinh sống. Đặc biệt, trong quá trình trồng tiêu ở núi Cấm không cần tưới nhiều nước mà cây tiêu vẫn phát triển tốt ở trong mùa khô.

Khi chọn trồng cây tiêu, nông dân nơi đây đều hướng đến việc sản xuất lâu dài, không cần phải trồng đi trồng lại, chỉ trồng 1 lần ăn nhiều năm. Tiêu trồng nơi đây năng suất tăng đều qua các năm.

Khi chọn trồng cây tiêu, nông dân nơi đây đều hướng đến việc sản xuất lâu dài, không cần phải trồng đi trồng lại, chỉ trồng 1 lần ăn nhiều năm. Tiêu trồng nơi đây năng suất tăng đều qua các năm.

Anh Nguyễn Văn Chốn (ấp Vồ Bà, xã An Hảo, Tịnh Biên) đã tận dụng lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây để phát triển, mở rộng vườn tiêu với diện tích 3 công. Hàng năm, sản lượng hạt tiêu khô gia đình anh làm ra không mang đi tiêu thụ nơi khác, mà chỉ tiêu thụ tại địa phương cho khách du lịch hành hương khi lên núi Cấm.

Anh Nguyễn Văn Chốn (ấp Vồ Bà, xã An Hảo, Tịnh Biên) đã tận dụng lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây để phát triển, mở rộng vườn tiêu với diện tích 3 công. Hàng năm, sản lượng hạt tiêu khô gia đình anh làm ra không mang đi tiêu thụ nơi khác, mà chỉ tiêu thụ tại địa phương cho khách du lịch hành hương khi lên núi Cấm.

Chính vì vậy 2 năm nay, anh đã mở rộng diện tích trồng tiêu lên 7 công, trồng theo hướng chuyên canh. Chẳng hạn như đầu tư bằng cách xây trụ bằng gạch, đúng quy chuẩn và thời gian sử dụng lâu dài.

Chính vì vậy 2 năm nay, anh đã mở rộng diện tích trồng tiêu lên 7 công, trồng theo hướng chuyên canh. Chẳng hạn như đầu tư bằng cách xây trụ bằng gạch, đúng quy chuẩn và thời gian sử dụng lâu dài.

Theo chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người trồng tiêu trên núi Cấm, để cây tiêu phát triển tốt, cho trái nhiều và bền vững, trước nhất khi trụ tiêu bám trên cây rừng phải thường xuyên mé nhánh cây để tiêu đón đủ nắng, không bị che phủ. Chỉ có như vậy hạt tiêu mới cho trái to, đẹp, có năng suất cao.

Theo chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người trồng tiêu trên núi Cấm, để cây tiêu phát triển tốt, cho trái nhiều và bền vững, trước nhất khi trụ tiêu bám trên cây rừng phải thường xuyên mé nhánh cây để tiêu đón đủ nắng, không bị che phủ. Chỉ có như vậy hạt tiêu mới cho trái to, đẹp, có năng suất cao.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tịnh Biên, hạt tiêu được xếp trong nhóm đặc ở vùng Bảy Núi. Cây tiêu thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân lập vườn đồi, vườn rừng nơi đây. Tiêu ở đây hương vị rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu ở Tây Nguyên.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tịnh Biên, hạt tiêu được xếp trong nhóm đặc ở vùng Bảy Núi. Cây tiêu thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân lập vườn đồi, vườn rừng nơi đây. Tiêu ở đây hương vị rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu ở Tây Nguyên.

Do phần lớn tiêu trồng xen trong rừng, diện tích nhỏ, lượng thu hoạch không nhiều nên cư dân địa phương tự thu hoạch, phơi khô bán cho khách hành hương. Ngành chức năng địa phương nhận định đây là một mô hình tốt để góp phần nâng cao đời sống cư dân trên núi cũng như bảo vệ rừng ở vùng Bảy Núi – An Giang.

Do phần lớn tiêu trồng xen trong rừng, diện tích nhỏ, lượng thu hoạch không nhiều nên cư dân địa phương tự thu hoạch, phơi khô bán cho khách hành hương. Ngành chức năng địa phương nhận định đây là một mô hình tốt để góp phần nâng cao đời sống cư dân trên núi cũng như bảo vệ rừng ở vùng Bảy Núi – An Giang.

Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/doc-dao-trong-tieu-sach-nui-cam-lam-khong-du-ban-d287506.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay37,258
  • Tháng hiện tại150,765
  • Tổng lượt truy cập93,678,319
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây