Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk: Nhà có hoa lan giả hạc đột biến quý hiếm nên chàng nông dân có bằng đại học phải làm điều này

Thứ năm - 01/04/2021 19:50
Tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính Maketing (TP. Hồ Chí Minh) nhưng anh Phạm Đức Thành (ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) lại quyết định khởi nghiệp với nghề trồng hoa lan giả hạc, trong đó có hoa lan giả hạc đột biến quý hiếm.

Cơ duyên đến với lan giả hạc, trong đó có lan giả hạc đột biến quý hiếm của anh Phạm Đức Thành (ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cũng rất ngẫu nhiên. 
Những năm là sinh viên, được người anh nhờ tìm mối bán lan, Thành đến các cửa hàng bán lan tại TP. Hồ Chí Minh chào hàng giúp và cũng tập tành làm quen với kiến thức về hoa lan để tư vấn cho khách hàng. 

Càng tìm hiểu, anh Thành càng đam mê hoa lan giả hạc lúc nào không biết. Sẵn vốn kiến thức maketing được học trong trường, chàng sinh viên nảy ý tưởng nhân rộng lan giả hạc đột biến quý hiếm để kinh doanh.

Đắk Lắk: Nhà có hoa lan giả hạc đột biến quý hiếm nên chàng nông dân có bằng đại học phải làm điều này - Ảnh 1.

Anh Phạm Đức Thành (ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chăm sóc vườn lan giả hạc, trong vườn có lan giả hạc đột biến quý hiếm.

Từ vài giò lan giả hạc ban đầu được người bạn thân tặng, anh Thành dần sưu tầm về vườn của gia đình vài chục giò lan giả hạc khác. 

Những ngày đầu trồng và chăm sóc lan giả hạc, anh gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, lan bị chết và hao hụt nhiều. 

Chịu khó vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm nên sau một thời gian, anh đã nắm bắt được kỹ thuật trồng lan giả hạc và chăm sóc hoa lan giả hạc, có thể nhân giống và “điều khiển” lan giả hạc ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. 

Từ đó, cây hoa lan gỏa hạc do anh trồng được nhiều người biết đến. Những loại lan giả hạc đột biến quý hiếm được anh bán lại cho những người sưu tầm có giá trên trăm triệu đồng.

Còn những loại cây lan giả hạc bình thường cũng có giá vài triệu đồng một chậu. Hiện trong vườn nhà anh Thành có trên 1.000 chậu hoa lan giả hạc, với hàng trăm loại lan giả hạc có giá từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. 

Nhờ trồng lan giả hạc theo kiểu “cuốn chiếu” nên anh có thể bán liên tục; sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm anh Thành lãi 300 triệu đồng.

Anh Thành chia sẻ, công việc trồng lan giả hạc và chăm sóc lan giả hạc khá nhẹ nhàng. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng lan và có đầu ra cho sản phẩm là có thể lập nghiệp được. 

Lan giả hạc đột biến là loại lan quý. Để cây lan giả hạc đột biến cho hoa đẹp thì người trồng phải hiểu được đặc tính của loài lan nên trước khi trồng cần phải thiết kế vườn đảm bảo điều kiện tốt nhất.

Vườn lan giả hạc của anh Thành được hàn bằng những khung sắt, cách đất từ 1,5 – 2 m, bên trên được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 60%), có hệ thống phun sương tự động. 

Ngày tưới một lần cho cây lan giả hạc, nhưng tưới vừa phải, nên đầu tư bể lọc để lọc nước trước khi bơm tưới. 

Đặc biệt, trước khi “ép” lan giả hạc ra hoa phải nuôi dưỡng cây lan giả hạc cho khỏe bằng cách bón phân đầy đủ và hợp lý, đồng thời quan sát để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho lan.

Thành công trong khởi nghiệp từ đam mê lan giả hạc, trong đó có lan giả hạc đột biến của anh Phạm Đức Thành, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) mang lại cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.

Nhiều bạn trẻ đã đến tham quan, học hỏi nghề trồng lan giả hạc ở trang trại của anh. Thời gian tới, anh Thành dự định tiếp tục đầu tư và mở rộng vườn lan, đồng thời nhân một số giống lan giả hạc đột biến quý hiếm nhằm bảo vệ loài lan quý này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Đoàn Dũng/danviet.vn
https://danviet.vn/dak-lak-nha-co-hoa-lan-gia-hac-dot-bien-quy-hiem-nen-chang-nong-dan-co-bang-dai-hoc-phai-lam-dieu-nay-20210319181608959.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay21,653
  • Tháng hiện tại45,013
  • Tổng lượt truy cập92,422,677
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây