Học tập đạo đức HCM

Đổi mới từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 25/10/2020 05:33
5 năm qua, phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” được tỉnh phát động đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân chung tay thực hiện. Từ những cách làm hay, sáng tạo trong việc cụ thể hóa phong trào thi đua đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, góp phần tích cực thay đổi diện mạo nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.



Người dân Cà Mau đồng lòng chung tay xây dựng nông thôn mới khang trang sạch đẹp.

Trước đây, con đường ngõ xóm trước nhà của chú thương binh Huỳnh Văn Chiến, ngụ ấp 8, xã Trí Lực, huyện Thới Bình luôn trong tình trạng xuống cấp, người dân di chuyển qua đây gặp rất nhiều khó khăn do đường đất nhỏ, lại thường hay ngập vào mùa mưa. Thấy được điều này, năm 2018, gia đình chú Chiến đã tình nguyện hiến 1000m đất để nhà nước xây dựng lộ. Gần 2 năm nay, con đường bê tông kiên cố được hoàn thành và đưa vào sử dụng là niềm vui của không chỉ riêng ông Chiến mà còn của hàng trăm hộ dân trong vùng. Thương binh Huỳnh Văn Chiến cho biết: “Trước kia, xóm này có con đường đất đi khoảng 1000 m mới ra tới lộ lớn ở ngoài, mùa mưa lầy lội, bà con, nhất là mấy em học sinh đi học phải xách cặp lội bì bõm, thấy thương dữ lắm. Vì vậy, tôi cũng bàn bạc với gia đình tự nguyện đóng góp 1000 m² đất để nhà nước xây dựng lộ, tôi mong muốn góp một phần nhỏ cùng địa phương để tạo điều kiện cho mọi người đi lại được dễ dàng”.

Phong trào thi đua góp phần tạo động lực thúc đẩy người dân đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả.

Giai đoạn 2016 – 2020 phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị các cấp tích cực triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Theo đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng nơi mà có cách thức phát động phong trào phù hợp, huy động mọi nguồn lực của xã hội đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như: Mặt trận Tổ quốc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, Ban Dân vận Tỉnh ủy có mô hình “Dân vận khéo”;  Hội Liệp hiệp Phụ nữ với phong trào “05 không 03 sạch”, “Phụ nữ Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới ”, Hội cựu Chiến binh có phong trào “05 không 03 sạch”, Hội Nông dân có phong trào Nông dân Cà Mau chung tay xóa đói giảm nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới ”;  Đoàn thanh niên với phong trào “Tuổi trẻ Cà Mau chung tay xây dựng nông thôn mới”… Các huyện, thành phố tổ chức đăng ký, ký kết giao ước thi đua, nhằm thực hiện tốt bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các xã, ấp đã xây dựng Bản đăng ký thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến các hộ gia đình và vận động nhân dân tự nguyện đăng ký thực hiện những nội dung đã đăng ký.

 

Phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Qua phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cách làm hay đem lại hiệu quả thiết thực tại các đơn vị, địa phương như : mô hình “Ba cùng” của cán bộ, chính quyền huyện Phú Tân trong kiểm tra, hướng dẫn, vận động nhân nhân thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới; mô hình “Đội và đường Hotline” của Xã đoàn Phú Hưng, huyện Cái Nước thực hiện sửa chữa đường giao thông nông thôn, cách làm hay trong vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa của ông Đào Văn Thông, ấp Tân Long B, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi; gương điển hình về phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân trong xây dựng nông thôn mới như: “Hiệu quả từ mô hình nuôi cá sấu thương phẩm và cá sấu giống” của ông Bùi Văn Út , Nông dân ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình; ông Châu Hoàng Bon, hội viên nông dân khóm 1, thị trấn Đầm Dơi, ông Võ Thanh Hòa, hội viên nông dân ấp Kiến Vàng B, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân…

Ông Huỳnh Văn Thu, ngụ ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho biết: “Trước kia, thấy xã không có chỗ để mở rộng Trường mẫu giáo Hoa Mai nên tôi bàn bạc với vợ thống nhất hiến tặng phần đất của mình kế bên trường để nhà trường có thể được mở rộng xây dựng cơ sở vật chất thành trường đạt chuẩn quốc gia. Mặc dù, phải mất đi phần đất nhưng tôi thấy đây vẫn là việc nên làm để đồng hành san sẻ phần nào cùng chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho con cháu được học hành thuận lợi hơn”.

Nếu như trước đây Cà Mau là một trong những địa phương có xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế, hạ tầng giao thông nông thôn và đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn thì giờ đây tỉnh Cà Mau đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Những công trình phần việc xuất phát từ ý đảng, được người dân đồng thuận chung tay cùng thực hiện. Diện mạo nông thôn mới đã dần hiện ra sau mỗi đoạn đường giao thông nông thôn được cải tạo, xây mới, mỗi công trình được đưa vào phục vụ cộng đồng. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 41/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số xã, tăng 29% so với năm 2015. Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển mình đi lên nhờ những mô hình làm ăn kinh tế có hiệu quả. Bằng ý chí quyết tâm, hăng say lao động, nhiều hộ đang từng bước thay đổi phương thức sản xuất, phát triển mô hình kinh tế đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Ông Huỳnh Mác, ngụ ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Trước kia, đất vườn chủ yếu trồng chuối, đủ đủ nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhờ địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, khuyến khích bà con đổi mới cây trồng vật nuôi nên tôi cũng mạnh dạn tìm tòi học hỏi mô hình trồng mãng cầu ta. Sau thời gian chăm sóc, mô hình hiện nay đạt hiệu quả năng suất khá cao. Tôi chủ yếu bán lẻ cho người dân trong vùng và mối quen, thu nhập mỗi năm khoảng 100 triệu đồng”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, tại một số nơi phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới vẫn chưa thực sự quyết liệt, chưa phát huy được sức mạnh của tầng lớp nhân dân, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng trong dân còn nhiều hạn chế, người dân tham gia đóng góp chưa nhiều.

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau Lê Minh Ý cho biết: “Để phong trào thi đua trong thời gian tới thực hiện đạt hiệu quả cao, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục, gắn vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện phong trào thi đua. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tập trung thi đua huy động mọi nguồn lực xã hội và cân đối đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới hoạt động thi đua, kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến, những cách làm hay, mô hình mới để nhân rộng. Từ đó, góp phần làm cho phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” ngày càng lan tỏa sâu rộng, tạo động lực thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả thiết thực”.

Theo Trúc Đào/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm279
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,172,054
  • Tổng lượt truy cập88,527,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây