Học tập đạo đức HCM

Đồng Nai: Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh, chỉ vặt lá bán cũng thu tiền tỷ

Thứ ba - 06/04/2021 19:31
Chỉ trồng chanh vặt lá bán, mỗi tháng anh Lê Kim Tiến (xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thu được trên 100 triệu đồng. Mỗi năm, anh kiếm tròm trèm 1 tỷ đồng tiền bán lá chanh.

Trồng chanh lấy lá thu bộn tiền

Thay vì trồng chanh lấy quả, anh Lê Kim Tiến (SN 1987, ngụ tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), lại rất thành công với mô hình trồng chanh lấy lá. Giống chanh anh trồng là chanh Thái (chanh Chúc) lấy lá. 

Hiện nay nhờ trồng chanh lấy lá, anh Tiến đang thu về hơn 100 triệu đồng mỗi tháng và tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương.

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 1.

Anh Lê Kim Tiến, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang kiểm tra cây chanh của trang trại

Phóng viên báo Dân Việt đã tìm về trang trại VietFarm (do anh Tiến làm chủ, thuộc xã Bàu Cạn). Khi phóng viên đến, là lúc anh Tiến cùng các thành viên của trang trại đang chăm sóc vườn chanh Thái.

Vừa luôn tay luôn chân thoăn thoắt làm việc, anh Tiến chia sẻ với chúng tôi về những câu chuyện về vườn chanh Thái mà anh đang sở hữu.

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 2.

Đây là khu vực số II trong trang trại VietFarm và được anh Lê Kim Tiến trồng chanh và 1 số cây ngắn ngày như cà tím, sả, nha đam,...

Anh Tiến kể: Nhiều năm về trước, anh cùng bạn bè đi du lịch ở vùng Bảy Núi, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Anh để ý, thấy trong vườn người dân tại đây đều trồng 2-3 cây chanh Thái. Mỗi lần nấu mấy món gà luộc, tôm hấp, gà kho,… người dân lại ra vườn hái lá chanh để bỏ vào, giúp những món này thơm ngon hơn...

Từ đó, anh Tiến mê vị chanh Thái và mơ ước sẽ sở hữu một vườn chanh cho riêng mình. Mục đích để giúp nhiều người được thưởng thức các loại gia vị có huơng vị của lá chanh Thái.

Đến năm 2020, anh Tiến tìm giống chanh Thái và trồng chanh,trên iện tích khoảng 5 ha, thuộc trang trại rộng gần 30 ha, do anh Tiến sở hữu. Sau 8 tháng chăm bón, nghiên cứu và hết mình vì cây chanh; đến nay, vườn chanh của anh Tiến đã đến kỳ thu hoạch, thương lái tìm đến tận vườn xin thu mua.

Tạo dựng khu vườn "sạch"

Anh Tiến chia sẻ: "Cây chanh Thái là loại cây khá nhạy cảm, khó chăm sóc, không ưa vùng đất ẩm ướt. Do đó tôi chọn khu vực xã Bàu Cạn, huyện Long Thành để trồng chanh vì thổ nhưỡng ở đây phù hợp với loại chanh Thái.

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 4.

Anh Tiến nói rằng lá chanh Thái được các công ty mua về để làm gia vị với giá từ 150.000 đồng/kg

May mắn chanh Thái phát triển tốt và hiện nay đã bán được lá chanh cho các công ty. Mỗi tháng các nhân công hái từ 500 - 700 kg lá chanh. Cứ 1 kg lá chanh, thương lái  mua với giá từ 150.000 – 170.000 đồng, tuỳ thời điểm. Như vậy mỗi tháng tôi bỏ túi hơn 100 triệu đồng. 

Ước tính mỗi năm tôi có thu nhập từ vườn chanh Thái khoảng 1 tỷ đồng. Dự kiến sau thành công của 5 ha chanh ban đầu; sắp tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng vườn chanh Thái. Đưa cây chanh Thái giữ vị trí cây trồng chủ lực của trang trại".

Khi nói về việc chăm sóc cây chanh Thái, anh Tiến cho biết, anh đã phải thuê 10 lao động tại địa phương để chia nhau chăm sóc chanh. Người chăm sóc chanh Thái phải tỉ mỉ, khéo léo và biết cách tưới chanh đúng liều lượng, tỉa cành đúng thời điểm. 

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 6.

Cận cảnh lá chanh Thái của trang trại VietFarm giúp anh Lê Kim Tiến có trăm triệu mỗi tháng

"Cây chanh Thái trồng được 8 tháng là bắt đầu cho thu hoạch lá và lá chanh sẽ bán cho các công ty để làm tinh dầu, làm gia vị,… Riêng thân chanh cũng có thể bán được để người mua sử dụng làm nhang. 

Muốn cây chanh Thái phát triển khoẻ mạnh, bước đầu tiên là chọn giống chanh có phẩm chất tốt, cây giống phải sạch bệnh, cây con đúng tuổi trồng. Cần xem xét điều kiện canh tác vùng trồng của mình, nhằm để cây có thể thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt. 

Trước khi trồng phải xử lý đất, cày xới và phơi ải để giảm những tàn dư của sâu bệnh, cho cây chanh sinh trưởng tốt. Phải đào hố trồng trước ít nhất 1 tháng. Hố đào có đường kính rộng 60 – 80 cm, độ sâu thì tùy theo loại đất. 

"Mặt khác, chanh Thái là loại cây nhạy cảm nhất với phân bón,… nên chăm chanh phải kỹ, cái gì cũng chỉ vừa đủ không quá thừa, cây sẽ dễ bị ngộ độc" - anh Tiến chia sẻ.

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 7.

Anh Lê Kim Tiến cho biết các nhân công được anh thuê về chăm sóc chanh Thái anh trả lương từ 6 - 7 triệu đồng mỗi tháng

Theo anh Tiến, hiện nay cả nước rất hiếm người trồng chanh Thái lấy lá, nên vườn chanh của anh đang có giá trị. 

Lá chanh Thái được thương lái săn lùng, dành nhau mua nên anh Tiến không phải lo lắng đầu ra, an tâm mở rộng sản xuất,…"Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ những người dân khác nếu họ có nhu cầu muốn trồng chanh Thái lấy lá, như cách làm của tôi" - anh Tiến nói.

Chàng trai "bỏ" phố về quê trồng chanh lấy lá kiếm tiền tỷ - Ảnh 8.

Anh Lê Kim Tiến cho biết trong tương lai anh sẽ nhân rộng , tăng thêm diện tích vườn chanh Thái

"Vườn của tôi sản xuất chuẩn sạch theo tiêu chí 3 không: Không xài thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không phân hoá học. Chúng tôi diệt sâu bệnh, côn trùng bằng cách trồng các loại cây có tinh dầu để xua đuổi côn trùng, sâu bệnh,…" - anh Tiến nói thêm.
Đánh giá về khu vườn trồng chanh Thái bán lá của anh Tiến, bà Nguyễn Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Cạn, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai)- nói: "Tôi đánh giá cao những hoạt động của trang trại Vietfarm, đặc biệt là mô hình trồng chanh Thái lấy lá. Đây là mô hình khá mới tại địa phương, chưa được nhân rộng và anh Tiến áp dụng thành công.

Hiện nay vườn chanh Thái đã cho thu hoạch, sản lượng xuất đi đều mỗi tháng giúp anh Tiến có thu nhập ổn định. Từ đó trang trại tạo điều kiện cho 10 lao động có việc làm và tiền lương từ 6 – 7 triệu đồng mỗi tháng. Hiện VietFarm là trang trại điểm và sắp tới chúng tôi sẽ lấy trang trại VietFarm làm địa chỉ tin cậy để bà con nông dân học hỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình,…".
Theo Nha Mẫn/danviet.vn
https://danviet.vn/dong-nai-chang-trai-bo-pho-ve-que-trong-chanh-chi-vat-la-ban-cung-thu-tien-ty-20210401085509087.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,017,133
  • Tổng lượt truy cập92,190,862
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây