Sản xuất rau an toàn tại xã Tráng Việt, huyện Mê linh. Ảnh: Thiện Tâm. |
So với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ giai đoạn 2018-2020 (lần lượt là 2,04%, 2,57%, âm 1,17%), con số 2,51% là một dấu hiệu khả quan và tích cực, nhất là trong thời điểm cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch COVID-19. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do trong những tháng đầu năm 2021 thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lúa và cây màu sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, bệnh dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo thị trường một cách kịp thời của cả ngành cùng các địa phương cũng đã góp phần vào tăng trưởng của ngành.
Bên cạnh đó, việc tăng đàn gia cầm, diện tích rau màu, cây ăn quả đã giúp thị trường nông sản Hà Nội giữ được mức ổn định, không chịu sức ép từ dịch COVID-19. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tập trung tái đàn lợn cũng giúp việc tăng trưởng của nông nghiệp Thủ đô tăng cao (đàn lợn tăng 18,2%, đàn gia cầm tăng 5,4%, sản lượng thủy sản tăng 2,9% so với quý I/2020).
Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi; giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn có xu hướng tăng cộng với những bất cập trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa được cơ bản tháo gỡ; sản xuất ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi, nâng tỷ lệ chế biến sản phẩm còn hạn chế...
Vì vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, trong đó đối với trồng trọt, chăm sóc cây trồng, Hà Nội sẽ cùng các địa phương sớm lên kế hoạch cho vụ mùa, vụ đông và có những điều chỉnh cụ thể, phù hợp với tình hình sản xuất; tăng cường triển khai, xây dựng các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các giải pháp tổ chức phòng trừ kịp thời, không để lây lan dịch bệnh. Đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong sản xuất lúa, rau màu ngắn ngày; mở rộng diện tích sản xuất các giống hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao...
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX phát triển chuỗi chăn nuôi khép kín, đồng thời tập trung xây dựng các mô hình chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng điểm. Từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số xã chăn nuôi trọng điểm thành cơ sở an toàn dịch bệnh để tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên 24.000ha, chuyển diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả ở một số địa phương sang mô hình kết hợp “cá - lúa” hoặc “chuyên cá”...
Đặc biệt, ngành nông nghiệp Thủ đô cần nhanh chóng xây dựng 3 phương án tăng trưởng như Thông báo số 172/TB-VP ngày 30-3-2021 (về kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp về tình hình và giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp Hà Nội năm 2021) đã đề cập. Trong đó: Phương án 1 mức tăng trưởng 3% theo kịch bản UBND thành phố giao; phương án 2, phấn đấu mức tăng trưởng 4,2%; phương án 3 (phương án phấn đấu), mức tăng trưởng 4,5%. Việc xây dựng phương án phải có giải pháp thực hiện cụ thể; phát triển ngành, lĩnh vực cần gắn với thị trường; tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng kế hoạch, lộ trình, phân công trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/tang-truong-nganh-nong-nghiep-dat-2-51
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã