Học tập đạo đức HCM

Đưa công nghệ vào ruộng vườn, nông dân Đồng Nai nhanh giàu

Thứ hai - 07/12/2020 17:30
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu hiện nay nhằm tạo bước đột phá về năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp công nghệ cao cũng là giải pháp tích cực để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Lợi ích kép từ nông nghiệp công nghệ cao

Trong những năm qua, nông dân huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các phương thức sản xuất khác nhau.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc biệt, nông nghiệp công nghệ cao làm đổi thay diện mạo bộ mặt nông thôn mới và thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Đưa công nghệ vào ruộng vườn, nông dân Đồng Nai nhanh giàu - Ảnh 1.

Chăm sóc vườn sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Xuân Định (Xuân Lộc). Ảnh: MINH HƯNG

Những năm qua, huyện Xuân Lộc đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và xem đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng "Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững" giai đoạn 2018- 2025.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, đòi hỏi người sản xuất nông nghiệp cần phải thay đổi tư duy và sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và an toàn cho người tiêu dùng.

Những năm gần đây, trên diện tích 5ha đất trồng rau, gia đình anh Vũ Văn Chuyển ngụ ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc đã mạnh dạn đầu tư áp dụng hệ thống nhà màng, nhà lưới trồng các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải thìa, cải nhúng.

Bằng hình thức sản xuất gối vụ mỗi năm trồng 7 lứa rau, mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới đã giúp cho anh chủ động được việc tưới nước, chăm sóc và không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài.

Nông dân có lợi nhuận cao

Mô hình trồng rau công nghệ cao còn giúp anh Vũ Văn Chuyển giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của các loại côn trùng, sâu hại tới cây trồng nên không phải dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón hóa học.

Anh Vũ Văn Chuyển hoàn toàn sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, bảo đảm sản phẩm rau sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Các loại rau trong nhà màng, nhà lưới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng nhưng lại cho năng suất cao hơn từ 2 đến 4 lần trên cùng diện tích so với trồng rau ngoài trời.

Đưa công nghệ vào ruộng vườn, nông dân Đồng Nai nhanh giàu - Ảnh 3.

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau sạch tại Công ty TNHH trang trại Việt. Ảnh: T.V

Do đó năng suất rau an toàn cũng như hiệu quả kinh tế từ vườn rau của gia đình anh Chuyển đem lại rất cao. Bình quân mỗi ha rau của gia đình anh cho sản lượng khoảng 130 tấn/ha/năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi ha anh thu lãi 160 triệu đồng.

Đặc biệt với việc trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nên khoảng 50% các loại rau của gia đình anh Chuyển được xuất bán tại các siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh và TP.Biên Hòa, còn lại cung ứng cho các chợ tại địa phương, tạo đầu ra rất ổn định.

Huyện Xuân Lộc xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là yếu tố then chốt nhằm tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp và là cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững.

Những năm qua, huyện Xuân Lộc đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác này và xem đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng "Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững" giai đoạn 2018 - 2025.

Theo đó các hoạt động chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật và dạy nghề tới hội viên nông dân được đẩy mạnh. Qua các hoạt động nêu trên, giúp nông dân huyện Xuân Lộc từng bước đổi mới tư duy sản xuất. Nhiều hộ nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực làm đổi thay diện mạo nông thôn.

Có thể khẳng định rằng, từ việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự chuyển mình cho nền nông nghiệp của huyện Xuân Lộc. Đầu tư xây dựng, phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần đưa nhiều chỉ tiêu chủ yếu của địa phương đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Ứơc tính đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của người dân huyện Xuân Lộc đạt 66,5 triệu đồng. 

Theo Hữu Quốc (Hội ND tỉnh Đồng Nai)/danviet.vn
https://danviet.vn/dua-cong-nghe-vao-ruong-vuon-nong-dan-dong-nai-nhanh-giau-2020120718014833.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay19,879
  • Tháng hiện tại354,862
  • Tổng lượt truy cập92,732,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây