Học tập đạo đức HCM

Giám sát chặt, không để xảy ra bất kỳ sai sót với gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ

Thứ tư - 06/05/2020 05:08
(Chinhphu.vn) - Đó là khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra vào ngày 5/5. Theo đó, MTTQ cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ giám sát chặt khoản tiền này từ khâu xét duyệt từng đối tượng nhận hỗ trợ để không xảy ra bất kỳ sai sót nào.

Ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, dù phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế của nước ta những tháng đầu năm 2020 vẫn duy trì được sự ổn định so với các nước ở khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, về an sinh xã hội, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm kịp thời đến các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh và với gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ đồng mà các cấp, các ngành đang nỗ lực thực hiện trong nửa tháng qua về cơ bản đã chuyển đến những người có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, qua 2 tháng phát động cả nước chung tay chống dịch, các tổ chức, cá nhân đã đóng góp được khoảng 2 nghìn tỉ; mặc dù con số 2 nghìn tỉ so với con số ngân sách là không lớn nhưng đây là sự đóng góp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong và ngoài nước, sự chia sẻ, đoàn kết để cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn.

Tại phiên họp, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đưa ra nhiều kiến nghị. Theo đó, thứ nhất, là đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo và có cuộc họp với các bộ ngành liên quan với MTTQ sớm giải ngân số tiền mà các tổ chức, cá nhân ủng hộ chống dịch.

"Thực tế, vừa qua có những đơn vị, doanh nghiệp đăng ký với MTTQ ủng hộ trực tiếp về vật chất, trang thiết bị. MTTQ đã phối hợp với các cơ quan liên quan chuyển cho ngành y tế các trang thiết bị này. Nhưng với các khoản tiền để giải ngân vẫn còn mắc vì nhiều thủ tục hành chính. MTTQ đã chuyển cho Bộ Y tế 250 tỷ thì mua sắm trang thiết bị, nhưng đến nay các thủ tục chưa xong; đề nghị làm sao phân bổ cho các địa phương để chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị này một cách nhanh nhất”, ông Trần Thanh Mẫn phát biểu.

Thứ 2, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ phòng chống dịch trong thời gian tới; không thể chủ quan vì tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới còn diễn biến hết sức phức tạp.

Thứ 3 cần rà soát hoàn thiện, ban hành các cơ chế để cắt giảm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp để duy trì phát triển sản xuất kinh doanh. Với khu vực doanh nghiệp, trước hết tập trung khắc phục ngưng trệ trong sản xuất kinh doanh, không để gián đoạn chuỗi cung ứng, lưu chuyển thương mại, gia tăng nguyên liệu đầu vào, tìm đầu ra, duy trì hoạt động tín dụng, nhất là miễn giảm kịp thời các loại thuế, phí, giãn hoãn thời gian nộp thuế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Với người dân, cần quan tâm có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hoạt động xã hội trở lại bình thường, cải thiện thu nhập cho người lao động, giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp, ngừng việc, tạm nghỉ ở các khu du lịch, dịch vụ, da giầy, vận tải, hàng không.

Thứ 4, cần kịp thời biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp lớn trong công tác phòng chống dịch, nhất là đội ngũ nhân viên ngành y tế, quan đội, công an trên tuyến đầu chống dịch. Các lực lượng này miệt mài ngày đêm không ngơi nghỉ trong công tác phòng chống dịch.

Thứ 5, tình trạng không có việc làm, không có thu nhập dẫn đến nguy cơ tệ nạn xã hội, trộm cắp, cướp giật, gây rối… làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan tâm đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ 6, về giáo dục đào tạo ông Trần Thanh Mẫn mong muốn ngành giáo dục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cho nhân dân để người dân an tâm vì 3 tháng qua học sinh nghỉ học, giờ đi học lại thì chất lượng dạy học thế nào, có an toàn không? Vấn đề thi tốt nghiệp ra sao, tuyển sinh đại học thế nào, đây là điều người dân băn khoăn và gửi rất nhiều kiến nghị tới MTTQ.

Nguyễn Hoàng/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay21,221
  • Tháng hiện tại21,221
  • Tổng lượt truy cập88,699,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây