Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh tập trung theo hướng chăn nuôi công nghiệp, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ để dễ dàng đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh nguồn giống, chăn nuôi theo các tiêu chuẩn VietGAP và chăn nuôi liên kết để giảm khâu trung gian, từ đó kiểm soát được giá bán.
Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thủ tục cho các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh tái sản xuất, tăng đàn trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5, ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết, tỉnh phải tiêu hủy lượng lợn lớn do dịch tả lợn Châu Phi, có lúc giảm tới 1 triệu con vào tháng 9/2019, chỉ còn 1,5 triệu con, giảm 40% so với tổng đàn trước khi xảy ra dịch.
Sau khi cơ bản kiểm soát được dịch, tỉnh đã tìm các giải pháp để tái đàn, tăng đàn.
Trong đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, trang trại để tái đàn, hỗ trợ về chính sách. Đến cuối tháng 4/2020, tổng đàn lợn đã đạt 2,1 triệu con, đạt hơn 81% so với trước dịch.
Để có được điều đó, Đồng Nai rất cẩn trọng trong tái đàn, những nơi nào có đủ điều kiện an toàn sinh học mới được phép sản xuất trở lại, do đó, lượng chăn nuôi quy mô nhỏ cũng giảm theo.
Khó khăn hiện nay của tỉnh là dịch bệnh có khả năng tái phát nếu không đảm bảo an toàn sinh học, nguồn giống cũng có khó khăn, chủ yếu tập trung vào các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nguồn tin: Đinh Tùng - Nguyên Huân/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã