Học tập đạo đức HCM

Hà Nam: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Chủ nhật - 21/03/2021 19:23
Tại Hà Nam, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được hình thành với các sản phẩm nông sản chủ lực, lợi thế gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đang từng bước thay đổi tư duy canh tác của người dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được coi là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững. 
 

 HTX Thủy sản Sông trong ao Hải Đăng xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Thành công từ nuôi cá 
Anh Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc HTX Hải Đăng cho biết, sinh ra từ vùng đồng chiêm trũng nên anh có đam mê chăn nuôi và trồng trọt. Qua sự giới thiệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, từ cuối năm 2018, anh Hiếu đến một số mô hình nuôi cá “sông trong ao” tại tỉnh Hải Dương để học hỏi kinh nghiệm.
Sau thời gian tìm hiểu, học tập, anh Hiếu đã nắm bắt và được chuyển giao một phần kỹ thuật nuôi cá mới bằng việc sử dụng nguồn nước luôn chảy tuần hoàn, cá vận động không ngừng nghỉ nên khỏe mạnh, chóng lớn. Anh Hiếu đã áp dụng vào nuôi cá trong hơn 1,6 ha của gia đình.
Đầu năm 2019, anh Hiếu mạnh dạn đứng lên thành lập HTX và thuê thêm 4,5ha mặt nước tại xã Thanh Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) để đầu tư sản xuất. Toàn bộ hệ thống ao hồ cũ, anh Hiếu cho cải tạo lại, kiên cố hóa bờ đập, sau đó cho xây dựng, lắp đặt hệ thống luồng lạch, điều tiết nước.

 Tới tháng 7/2019, anh chi hơn 300 triệu đồng nhập 1,1 vạn cá rô đơn tính, 8.000 cá trắm về nuôi thử nghiệm. Tổng số tiền HTX đã đầu tư vào mô hình này lên tới hơn 3 tỷ đồng.
 Sau một năm, lứa cá đầu tiên cho thu hoạch cho hiệu quả cao gấp 5 lần so với nuôi cá truyền thống do chủ động được nguồn nước, cá luôn vận động nên khỏe mạnh, ít bệnh tật. Hiện Ban quản trị HTX đang thống kê để có định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Khu vực sau bể nuôi được lắp đặt hệ thống thu gom toàn bộ phân, thức ăn thừa để dồn vào một bể chứa. Chất thải này sau đó được xử lý bằng men vi sinh quay vòng dùng để tưới cho vườn cây ăn quả.
 Anh Hiếu dự tính, với diện tích nuôi hiện tại, mỗi năm sẽ cho sản lượng khoảng 120 tấn cá, năng suất gấp nhiều lần so với nuôi truyền thống. Ngoài xuất bán cá tươi, HTX này đã bắt đầu thử nghiệm tạo ra các sản phẩm thành phẩm như ruốc, chả cá hay cá kho tộ.
 
 

Ngoài xuất bán cá tươi, HTX Hải Đăng đã bắt đầu mày mò tạo ra các sản phẩm thành phẩm như ruốc, chả cá hay cá kho tộ.
 “Theo tính toán, nếu chế biến thành phẩm, giá trị mỗi kg sẽ tăng thêm khoảng 30%. Nhưng hiện tại, làm sao xây dựng thương hiệu, để sản phẩm được thị trường, người tiêu dùng biết tới nhiều hơn vẫn là một bài toán cần đáp số”, anh Hiếu chia sẻ.
 Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết: Năm 2018, tỉnh Hà Nam bắt đầu xây dựng thí điểm 2 mô hình nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tại huyện Bình Lục, huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra cả 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh với 18 mô hình, 46 bể nuôi. Với nhiều ưu điểm, hi vọng công nghệ mới này mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nuôi thủy sản và giúp người nuôi thủy sản khai thác tối đa diện tích ao nuôi. Đồng thời, giúp đảm bảo được việc việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng chuỗi giá trị liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu chế biến thủy sản lớn.
 Đến trồng rau, hoa
 Không chỉ ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, tại Hà Nam đã có những mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng được nhiều hộ gia đình áp dụng. Đến nay, toàn tỉnh có gần 15 ha nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 Khu nhà kính rộng 500m2 được đầu tư bài bản từ quạt thông gió đến hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, đồng hồ kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà kính… của gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục được triển khai xây dựng từ năm 2018. Gia đình chị cũng là một trong những hộ tiên phong trong việc đầu tư nhà kính CNC để liên kết với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển NNCNC Hà Nam sản xuất các loại rau, quả an toàn.
 Chị Nhung chia sẻ: So với phương pháp trồng truyền thống, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp người nông dân chúng tôi tiết kiệm rất nhiều công sức, chi phí. Toàn bộ quy trình nuôi trồng – chăm sóc – thu hoạch đều áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn tiên tiến, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ các điều kiện thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, quan trắc môi trường, ánh sáng… Nhờ đó, hạn chế sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, thời tiết hoặc sâu bệnh gây hại cho cây trồng trong quá trình sản xuất…, có thể trồng rau, củ, quả trái vụ vẫn đem lại năng suất và chất lượng bảo đảm.
 Với 500 m2 sản xuất và thời gian mỗi vụ chỉ trong 70 ngày, chị Nhung cho biết thu nhập từ trồng dưa vân lưới cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, kể cả cây ăn quả như bưởi, nhãn… Riêng trong năm 2019, gia đình chị thu lãi gần 100 triệu đồng/500 m2 nhà kính CNC với hai vụ dưa vân lưới và một vụ rau an toàn.
 
 
 
Trồng lan công nghệ cao trong nhà kính Công ty cổ nông nghiệp công nghệ cao Phù Vân
Trên diện tích 3.000 m2, Khu nhà kính của Công ty cổ nông nghiệp công nghệ cao Phù Vân được lắp đặt đầy đủ hệ thống máy điều hòa nhiệt độ và thiết bị kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ tự động theo công nghệ 4.0, tạo thuận lợi cho việc theo dõi và chăm sóc từng thời điểm sinh trưởng của cây trồng. Tại đây, doanh nghiệp trồng hơn 5 vạn cây lan hồ điệp. Đây là loại cây trồng đòi hỏi rất khắt khe về chế độ chăm sóc, độ ẩm... Qua 2 năm sản xuất trong hệ thống nhà kính công nghệ cao, sản phẩm lan hồ điệp của Công ty cổ phẩn nông nghiệp công nghệ cao Phù Vân đạt hiệu quả tốt. Cây lan hồ điệp có được bộ lá và ngồng hoa đạt tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường trong dịp Tết.
 Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra những nông sản an toàn, chất lượng, mà còn góp phần giảm thiểu nhân công và tăng giá trị cây trồng so với phương pháp truyền thống. Cùng với đó, đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra giá trị mới cho nông sản... Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng mà tỉnh Hà Nam đặt ra để đạt hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.
  
Theo báo cáo của BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hà Nam, thực hiện chủ trương tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, tỉnh Hà Nam đã tích tụ, tập trung được 226,4 ha đất, ký hợp đồng cho các doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất là 206,4 ha. Các cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào khu NNƯDCNC của tỉnh đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư thực hiện dự án, làm mô hình điểm, vùng lõi, hạt nhân để các hộ dân, HTX tham quan, học hỏi và nhân rộng.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên năm 2020 các doanh nghiệp trong khu NNƯDCNC vẫn tiếp tục duy trì sản xuất trên diện tích đã giao; sản xuất các loại rau, củ, quả. Có diện tích năng suất đạt bình quân 15 tấn/ha/5vụ/năm, giá trị sản xuất đạt 1,5 tỷ đồng/năm/ha.
 Các mô hình liên kết sản xuất NNƯDCNC ngoài khu quy hoạch tiếp tục được thực hiện, với 166 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả, hoa, cây dược liệu, cây ăn quả tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch triển khai tại 84/98 xã. Sản phẩm sản xuất ra được bao tiêu toàn bộ với giá bán ổn định theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, giá trị sản xuất cao hơn so với sản xuất truyền thống từ 15 -20%.
Theo Hà Nam/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/ha-nam-ung-dung-cong-nghe-cao-trong-san-xuat-nong-nghiep-post41285.html
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay21,495
  • Tháng hiện tại200,062
  • Tổng lượt truy cập90,263,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây