Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Nuôi con "đại bổ" đội "lộc non" trên đầu, mùa này đem cắt bán, ông nông dân thành tỷ phú

Chủ nhật - 21/03/2021 19:34
Nhờ chuyển sang nuôi hươu sao lấy nhung ví như con "đại bổ", đến nay, ông Nguyễn Hữu Oánh, xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ thu về từ 600 – 800 triệu đồng/năm từ bán nhung hươu và hươu giống. Ông Oánh trở thành tỷ phú ở trong vùng khác hẳn cái thời "nghèo bền vững" trồng sắn, trồng khoai...

Đến xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, hỏi về ông "Oánh nuôi hươu", chẳng mấy người là không biết và ai được hỏi đều chỉ dẫn một cách nhiệt tình.

Chuyển hướng nuôi hươu lấy nhung-quyết định bất ngờ 

Nhìn từ xa, ngôi nhà khang trang, nổi bật so với xung quanh đã giúp PV Dân Việt nhanh chóng tìm đến nhà ông Nguyễn Hữu Oánh.

Phú Thọ: Nuôi con "quen mà lạ" lấy sừng, từng là hộ nghèo nay thành tỷ phú - Ảnh 1.

Nhờ nuôi hươu, gia đình ông Nguyễn Hữu Oánh, xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ từ hộ "nghèo bền vững", sau 10 năm đã thành tỷ phú.

Đứng bên dãy chuồng nuôi hươu, ông Oánh không ngần ngại chia sẻ về mô hình nuôi hươu sao của mình cho PV Dân Việt.

Theo ông Oánh, sau nhiều năm trồng lúa, làm đồi, kết hợp với chăn nuôi lợn gà manh mún, nhỏ lẻ, nhưng gia đình ông vẫn chỉ luôn ở mức "nghèo bền vững".

"Nhân duyên của tôi đến với nghề nuôi hươu lấy nhung cũng thật tình cờ. Đó là khoảng năm 2010, tôi xem trên tivi, thấy mô hình nuôi hươu trong Nghệ An, Hà Tĩnh phát triển, đem lại giá trị kinh tế cao. Vừa tò mò, vừa muốn làm giàu, tôi đã quyết định mua sách báo hướng dẫn kỹ thuật nuôi hươu về nghiên cứu. Tôi còn vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh để học hỏi kinh nghiệm nuôi hươu", ông Oánh chia sẻ.

Phú Thọ: Nuôi con "quen mà lạ" lấy sừng, từng là hộ nghèo nay thành tỷ phú - Ảnh 2.

Thời gian đầu nuôi hươu, ông Nguyễn Hữu Oánh, xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cũng gặp nhiều khó khăn

Sau khi đã có chút kiến thức về chăn nuôi hươu, ông Oánh đã quyết định mua 5 cặp hươu giống về nuôi. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nuôi hươu nên lúc đầu ông gặp khá nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, đặc biệt là khâu phòng và chữa bệnh cho hươu.

"Dù rất lo lắng, hoang mang nhưng tôi luôn đặt quyết tâm phải nuôi hươu lấy nhung thành công. Tôi mua thêm sách, tài liệu nghiên cứu, gọi điện cho những người bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh để tìm ra nguyên nhân của những trục trặc khi nuôi hươu rồi dần khắc phục", ông Oánh tâm sự.

Theo ông Oánh, dù hươu đã được nuôi thuần dưỡng, nhưng hươu vẫn có bản tính hoang dã. Chính vì vậy, ông làm chuồng nuôi hươu bằng gỗ, dưới tán cây, nền bằng mùn cưa, mái được lợp bằng lá cọ cho hươu dễ thích nghi.

"Qua theo dõi, tôi nhận thấy con hươu phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 320C. Làm chuồng bằng những vật liệu này vừa giúp hươu cảm thấy gần gũi, thân thiện vừa đảm bảo được sự thoáng mát", ông Oánh cho biết.

Phú Thọ: Nuôi con "quen mà lạ" lấy sừng, từng là hộ nghèo nay thành tỷ phú - Ảnh 3.

Chuồng nuôi hươu được làm bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên cho hươu dễ thích nghi

Theo ông Oánh, nuôi hươu thì chọn giống được coi là yếu tố quyết định đến hiệu quả. Hươu giống phải có ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, mắt tinh nhanh, tai vểnh, lưng phẳng bụng thon, 4 chân đều, không dị tật.

Khi chọn giống hươu, ông đặc biệt lưu ý đến lý lịch hươu giống bố mẹ. Bố mẹ của hươu giống phải khỏe mạnh, hươu bố phải cho nhung có số lượng lớn, ít nhất là từ 800g trở lên. 

Quan trọng nhất, phải loại bỏ những con hươu có yếu tố cận huyết, vì nó phát triển kém và cho sản lượng nhung thấp.

Thức ăn cho hươu cũng khá đơn giản, được chia làm 2 nhóm là thức ăn xanh và thức ăn tinh. Thức ăn xanh được ông tận dụng sẵn những cây cối trong vườn nhà như lá xoan, lá chuối, lá mít, lá ổi cùng với các loại quả có sẵn như mít, bưởi. Thỉnh thoảng bổ sung cho hươu ăn những cây cỏ dại ở trên rừng.

Ngoài ra, để cho hươu có đủ dinh dưỡng để phát triển, cần bổ sung thức ăn tinh như cám gạo hoặc bột ngô. Đối với thức ăn là cám gạo, ngô thì phải ngâm kỹ để hươu dễ tiêu hóa.

Phú Thọ: Nuôi con "quen mà lạ" lấy sừng, từng là hộ nghèo nay thành tỷ phú - Ảnh 4.

Mỗi năm, 1 con hươu có thể cho ra bộ nhung từ 6 - 8 lạng, đem về thu nhập cao hơn nhiều so với nuôi trâu, bò

Sau 10 năm nuôi hươu, hiện tại gia đình ông Nguyễn Hữu Oánh có 30 con hươu, trong đó có 10 con hươu lấy nhung, còn lại là hươu sinh sản và hươu giống. 

Với đàn hươu sao đang nuôi, trừ chi phí thức ăn và nhân công, ông Nguyễn Hữu Oánh thu về 600 - 800 triệu đồng/năm từ việc bán nhung hươu và hươu giống.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, mỗi khi có ai đến học hỏi kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung, ông cũng không ngại ngần chia sẻ.

Ông còn hướng dẫn, truyền lại kinh nghiệm nuôi hươu của mình những người muốn học. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình quanh vùng đã có kinh tế khá giả nhờ nuôi hươu.

"Mô hình nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Hữu Oánh là một trong những mô hình kinh tế giúo nông dân làm giàu. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả kinh tế cao...", ông Trần Minh Xuân, Chủ tịch UBND xã Văn Bán (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ.

Theo Bình Hùng/danviet.vn
https://danviet.vn/phu-tho-nuoi-con-dai-bo-doi-loc-non-tren-dau-mua-nay-dem-cat-ban-ong-nong-dan-thanh-ty-phu-20210320205312037.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay20,701
  • Tháng hiện tại288,324
  • Tổng lượt truy cập92,665,988
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây