Học tập đạo đức HCM

Hưng Yên đánh giá thổ nhưỡng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ tư - 20/01/2021 00:35
Nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên đất, sử dụng hợp lý, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, huyện Kim Động (Hưng Yên) triển khai xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng.
 Mô hình trồng cúc hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Bắc, thôn Tả Hà, Xã Hùng An. Ảnh: Hoàng Dân.

 Mô hình trồng cúc hoa của gia đình bà Nguyễn Thị Bắc, thôn Tả Hà, Xã Hùng An. Ảnh: Hoàng Dân.

Năm 2018, từ 2 xã Hùng An và Vĩnh Xá làm điểm, đến nay huyện Kim Động xây dựng Bản đồ nông hóa thổ những cho 5 xã, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với chúng tôi, anh Vũ Văn Thạo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xá (là 1 trong 2 xã đầu tiên được huyện Kim Động lựa chọn để thực hiện nghiên cứu dự án) cho biết, trước đây, địa phương chưa được đánh giá thổ nhưỡng đất, nhân dân trong xã chuyển đổi chậm, manh mún và đưa một số giống cây trồng không phù hợp, khiến giá trị kinh tế mang lại không cao.

Đầu năm 2018, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng đã lấy mẫu đất ở 8 điểm trên diện tích hơn 420 ha đất sản xuất nông nghiệp của địa phương. Qua nghiên cứu cho thấy, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, chủ yếu là đất phù sa chua và ít chua. Tầng đất dày, hàm lượng hữu cơ ở mức trung bình, thích hợp trồng lúa và một số cây hằng năm, cây ăn quả như ổi, nhãn, cam, bưởi, táo, thanh long, đu đủ.

Dựa vào kết quả này, cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân Vĩnh Xá đã có thêm kiến thức, kĩ năng để bổ sung dinh dưỡng cho đất, đưa những giống cây trồng mới, thích hợp vào địa phương. Khi có mẫu đánh giá đất tại địa phương các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi gần 100ha cây trồng phù hợp với chất đất, trong đó tập trung vào cây có múi như cam, bưởi hơn 30ha, thanh long gần 20ha… mang lại giá trị thu nhập từ 200 – 300 triệu/ha.

Mô hình trồng thanh long tại xã Vĩnh Xá. Ảnh: Hoàng Dân.

Mô hình trồng thanh long tại xã Vĩnh Xá. Ảnh: Hoàng Dân.

Ghi nhận tại xã Hùng An, sau khi có đánh giá thổ nhưỡng đất, địa phương đã quy hoạch các khu vực chuyển đổi phù hợp như vùng trồng chuối, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, điển hình như hộ gia đình Bà Nguyễn Thị Bắc thôn Tả Hà, năm 2019 đã mạnh dạn đưa cây dược liệu cúc hoa vào thâm canh với tổng diện tích 2 mẫu.

Bà Bắc chia sẻ: “Trước, tôi chỉ biết cấy 2 vụ lúa trên đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, nhưng khi thấy bảng phân tích mẫu đất tại khu vực phù hợp với cây dược liệu, tôi chủ động xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tại diện tích đất đó tôi bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với cây, nhờ đó diện tích trồng cúc hoa của gia đình phát triển tốt”.

Sau 5 tháng chăm sóc, hoa cúc của gia đình bà Bắc cho thu hoạch và được được Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam – Vietmec bao tiêu sản phẩm, năm đầu tiên thử nghiệm gia đình bà thu nhập 15 triệu đồng/sào, tương đương hơn 300 triệu/ha.

Theo báo cáo từ UBND huyện Kim Động, đến nay huyện đã xây dựng xong Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng cho 5 xã bao gồm Hùng An, Vĩnh Xá, Thọ Vinh, Ngọc Thanh và Song Mai. Trên cơ sở bản đồ chất lượng đất đai, huyện đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp chi tiết cho từng loại cây trồng.

Các địa phương công khai bản đồ nông hóa tại trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa thôn. Đồng thời kết hợp tuyên truyền về kết quả đánh giá thổ nhưỡng thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt tại thôn, xóm, qua đó giúp đông đảo người dân nắm bắt và lựa chọn cây trồng phù hợp trên từng xứ đồng.

Có thể khẳng định, nghiên cứu, đánh giá thổ nhưỡng ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên mở ra một hướng phát triển mới cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Ở đó, người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất. Từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại.

Theo Hoàng Dân - Hoàng Văn/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/hung-yen-danh-gia-tho-nhuong-phuc-vu-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-d282030.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,472
  • Tổng lượt truy cập90,290,865
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây