Học tập đạo đức HCM

Xây dựng chuỗi khép kín cho nhuyễn thể xuất khẩu

Thứ tư - 20/01/2021 02:48
Trong những năm qua, Bộ NN-PTNT rất quan tâm xây dựng các chuỗi khép kín cho mặt hàng nhuyễn thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, EU…
Nhóm sản phẩm nhuyễn thể hiện đứng trong top 5 xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam với kim ngạch khoảng 659 triệu USD/năm. Ảnh: Phạm Hiếu.
Nhóm sản phẩm nhuyễn thể hiện đứng trong top 5 xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam với kim ngạch khoảng 659 triệu USD/năm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhóm sản phẩm nhuyễn thể (ngao, sò, điệp, hàu, trai, tu hài,...) là một trong những nhóm nuôi trồng trọng điểm đứng trong top 5 xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam với kim ngạch khoảng 659 triệu USD.

Hiện các tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Hồng là trọng điểm về sản xuất, nuôi trồng nhóm nhuyễn thể với diện tích khoảng 41.000 ha. Những năm vừa qua, Bộ NN-PTNT rất quan tâm việc xây dựng chuỗi khép kín các mặt hàng nhuyễn thể nhằm thích ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường trên thế giới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, EU, Mỹ…

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng với việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực và đi vào thực thi năm 2020 đã thúc đẩy thị trường Châu Âu nhập khẩu rất nhiều mặt hàng nhuyễn thể của Việt Nam, đặc biệt là các nước Tây Ban Nha, Hà Lan.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), nhận định, trước nhu cầu nhuyễn thể ngày một tăng tại một số thị trường tiềm năng, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để có thể tổ chức sản xuất nhóm nhuyễn thể một cách bài bản hơn.

Đặc biệt, theo ông Toản cần có quy hoạch tổng thể, chi tiết hơn với nhóm sản phẩm nhuyễn thể, đồng thời phải gắn với việc sản xuất, nuôi trồng theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc, thậm chí chỉ dẫn địa lý để có thể tương thích với nhu cầu nhập khẩu của các thị trường bậc cao.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Toản, ngành nhuyễn thể của Việt Nam cũng cần xây dựng những thương hiệu mạnh, những tổ hợp chế biến hiện đại, khép kín.

"Cần tăng cường sự liên kết giữa các hộ nuôi trồng và các đối tác nhập khẩu chính, để không những doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn mà chúng ta cần nâng cao cả nhận thức, năng lực thị trường cho bà con nhân dân nuôi trồng thủy sản. Có như vậy mới đảm bảo sinh kế cho người nông dân cùng làm giàu bằng sản phẩm nhuyễn thể này”, ông Nguyễn Quốc Toản chia sẻ.

Để hội nhập và phát triển bền vững, ngành nuôi trồng, chế biến nhuyễn thể của Việt Nam cần phải liên kết theo chuỗi khép kín và truy suất được nguồn gốc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để hội nhập và phát triển bền vững, ngành nuôi trồng, chế biến nhuyễn thể của Việt Nam cần phải liên kết theo chuỗi khép kín và truy suất được nguồn gốc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong chế biến thủy sản, có thể khẳng định Việt Nam đã đạt được trình độ ở mức cao so với khu vực và thế giới, tuy nhiên, nhóm nhuyễn thể là một nhóm đặc thù.

“Chúng ta cần phải có những tổ hợp chế biến để liên kết với các hộ nuôi trồng để bà con nông dân là vệ tinh liên kết chặt chẽ. Như vậy thứ nhất chúng ta có thể làm chủ vùng nguyên liệu, thứ hai làm chủ về công nghệ, thứ ba chúng ta có thị trường và đồng thời được nâng cao năng lực cho bà con nông dân. Đấy là sự phát triển bền vững của nhóm nhuyễn thể này”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Một trong những nút thắt của nông sản nói chung đều là mối quan hệ giữa việc xây dựng các tổ hợp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Một diện tích canh tác nông nghiệp phải đủ lớn hoặc phải nâng cao năng suất vì không thể đòi hỏi diện tích lớn chỉ để phát triển một đối tượng. Lời giải cho bài toán này là khoa học công nghệ, dự báo thời vụ và dự báo thị trường.

Theo lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Việt Nam phải giải quyết được 3 bài toán: Thứ nhất sự hài hòa giữa vùng nguyên liệu và định hướng thị trường; Thứ hai là sự phân bố có tính chất định hướng của các khu vực chế biến; Thứ ba là bài toán lao động của các địa phương, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, sự chủ động của các địa phương là rất quan trọng trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh vùng nguyên liệu, chế biến cũng là một bài toán nan giải của ngành nhuyễn thể. Mỗi một đối tượng sản phẩm nông nghiệp đều có đặc thù về chế biến. Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng tối đa từ con ngao, con hàu mà mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm đóng gói thực phẩm thông thường. Tìm được lời giải cho bài toán này mới có thể giải quyết được câu chuyện kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp, khai thác tối đa giá trị gia tăng.

Lư Phạm/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,691,966
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây