Dọc theo tuyến lộ giao thông ven ấp 14, xã Khánh An, (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), người đi đường dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật nhổ, cắt bồn bồn.
Nhổ, cắt bồn bồn là công việc thường xuyên của người dân nơi đây nhằm cung ứng nõn bồn bồn cho thị trường mỗi ngày.
Ít ai biết rằng, nhiều năm trước đây, vùng đất này là vùng đệm rừng U Minh Hạ. Đặc điểm đất phèn trũng, nên nông dân làm lúa không hiệu quả, có khi mất trắng.
.Theo nhiều nông dân địa phương, do đất xốp nên nơi đây mùa hạn đất ruộng thường bị khô cạn cộng với nhiễm phèn nặng. Từ đó, đời sống nhiều hộ dân lâm vào cảnh khó khăn
Vấn đề làm sao để giữ nước vào mùa hạn đã trở thành bài toán nan giải đối với nhiều nông dân xã Khánh An. Vào năm 2015, anh Bùi Văn Màu chính là người tiên phong làm bờ bao giữ nước, lót bạt trồng cây bồn bồn-thứ rau đồng đặc sản.
Khi lót bạt chân ruộng, anh Màu đã giữ được nước và đã nghiên cứu và cải tiến cách trồng bồn bồn. Từ nó năng suất cây bồn bồn tăng lên và ổn định từ 1,3-1,4 tấn/ha. Hiện, với 2ha trồng bồn bồn, mỗi tháng trừ chi phí, anh Màu bỏ túi hàng chục triệu đồng
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nha (40 tuổi, ngụ ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho biết, trước đó gia đình ông trồng lúa nhưng hiệu quả không cao vì chỉ làm được 1 vụ.
Sau nhiều đêm trăn trở, ông Nha quyết định đầu tư hàng chục triệu đồng mua bạt lót quanh bờ ruộng, thuê xe cơ giới múc đất ép vào bờ bao để giữ nước, phục vụ trồng cây bồn bồn.
Theo ông Nha, nhận thấy nhu cầu thị trường về bồn bồn thương phẩm cao, giá ổn định, năm 2018, ông quyết định chuyển sang trồng bồn bồn.
Trước đó, bồn bồn là loài cây cỏ dại mọc hoang, có thời gian người dân ra sức tận diệt. Tuy nhiên khi vươn mình trở thành "thứ rau đặc sản có 1 không 2", loài này đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân.
"Với 3 ha trồng bồn bồn, tôi bán ra thị trường hơn 1 tấn nõn bồn bồn thương phẩm/tháng, giá nõn bồn bồn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Trừ chi phí, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm", ông Nha phấn khởi nói.
Trong khi đó, ông Tăng Văn Thắng (51 tuổi) cho hay, nhờ lót bạt trồng trồng bồn bồn mà cuộc sống gia đình ông từng bước được cải thiện và lo được cho 2 người con học đại học.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN mỗi tháng người dân sẽ thu hoạch bồn bồn 1 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày. Sau khi bồn bồn được nhổ, làm sạch vỏ, thương lái sẽ đến tận nhà thu mua.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, cán bộ nông nghiệp xã Khánh An (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho biết, toàn xã có 30 hộ trồng bồn bồn lót bạt chiếm diện tích khoảng 36ha.
Trồng bồn bồn ngoài nâng cao nguồn thu nhập cho người dân còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông nhàn ở địa phương. Trung bình mỗi người thu nhập khoảng 250.000 đồng/ngày từ việc nhổ, lột vỏ bồn bồn thuê.
Theo Chúc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/ca-mau-cay-bon-bon-xua-la-co-dai-nay-dan-trong-lai-nho-len-trang-non-na-mang-len-bo-thuong-lai-khuan-sach-20210119221103387.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;