Học tập đạo đức HCM

Khôi phục cây chè xứ Nghệ

Thứ hai - 26/10/2020 23:01
Nông dân Nghệ An đang tranh thủ trồng mới, trồng dặm để khôi phục diện tích chè bị chết do nắng nóng vì hạn hán vừa qua.

Hạnh Lâm là xã có diện tích chè lên đến 340ha, nhiều nhất huyện Thanh Chương. Những ngày này đến Hạnh Lâm thấy rất đông bà con ra vườn chè tiến hành trồng mới, trồng dặm lại những cây đã chết khô.

Bà Nguyễn Thị Mùi ở xóm 1 xã Hạnh Lâm cho biết: Gia đình bà có hơn 3ha chè phải phá đi để trồng lại, do đợt nắng nóng vừa qua làm tỉ lệ cây bị chết lên đến 70 – 80%. Vì vậy, những ngày qua cả nhà phải ra vườn thuê máy cày bừa làm lại đất, đào rãnh trồng lại được hơn 1ha và còn tiếp tục trồng hết diện tích còn lại.

Theo ông Lê Công Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Lâm, toàn xã có 80/340ha chè bị chết khô. Các hộ đã chuẩn bị được hơn 10 vạn bầu giống chè để trồng lại trên diện tích chè bị chết từ 70 – 80% số cây trở lên, số diện tích bị chết dưới 70% thì tùy theo mức độ chết và khả năng tái sinh trưởng trở lại để trồng dặm hay trồng lại hoàn toàn.

Ông Trần Phi Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Chương cho biết: Toàn huyện có 4.500ha chè, qua đợt nắng nóng và hạn hán vừa rồi có 127ha có tỉ lệ cây bị chết từ 70 – 100% và có 400ha có tỉ lệ cây bị chết từ 30 – 50%. Tất cả diện tích chè bị chết nói trên đã được Phòng cử cán bộ kỹ thuật xuống tận từng xã, HTXNN để kiểm tra đánh giá mức độ cây chết ở từng vườn chè. Sau đó chỉ đạo nông dân chỗ nào thì phải trồng lại hoàn toàn, chỗ nào thì trồng dặm để bảo đảm mật độ tốt nhất của cả vườn.

Chăm sóc chè sau nắng hạn. Ảnh: Báo Nghệ An.

Chăm sóc chè sau nắng hạn. Ảnh: Báo Nghệ An.

Ngoài ra, cũng trong đợt này, UBND huyện Thanh Chương tổ chức rà soát lại một số diện tích trồng sắn, keo kém hiệu quả chuyển sang trồng mới 150ha chè ở các xã Hạnh Lâm, Thanh An, Thanh Thủy… Trước khi trồng UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra hồ sơ giống, vườn ươm giống, nguồn gốc chất lượng giống và yêu cầu chỉ trồng các giống như LDP1, LDP2 bởi 2 giống chè này vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt và có khả năng chịu hạn khá.

Đến nay toàn huyện Thanh Chương đã cơ bản trồng xong diện tích chè trồng mới và trồng dặm toàn bộ diện tích chè bị chết khô vừa qua.

Tại huyện Con Cuông, toàn huyện có 357ha chè ở các xã Yên Khê, Bồng Khê và Chi Khê. Trong số diện tích chè nói trên có gần 50ha bị chết khô vì hạn hán. UBND huyện đã liên hệ với các đơn vị chuyên gây ươm giống chè thuộc Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An cung ứng đủ giống để trồng dặm.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An, vụ thu năm nay toàn tỉnh trồng mới trên 350ha chè và trồng dặm hơn 250ha. Hiện hầu hết các địa phương đã vào cuộc, nhiều nơi trồng xong cả diện tích trồng mới và diện tích trồng dặm. Phấn đấu toàn tỉnh sẽ trồng xong 2 loại diện tích chè nói trên trước ngày 30/10.

Một đồi chè sau đợt nắng hạn kéo dài.

Một đồi chè sau đợt nắng hạn kéo dài.

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ bà con nông dân trồng mới chè theo Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND. Cụ thể: Hỗ trợ 400 đồng/bầu giống chè với mật độ 16.000 bầu/ha, hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè đối với huyện Con Cuông 5 triệu đồng/ha, các huyện Anh Sơn, Thanh Chương 2 triệu đồng/ha. UBND các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông còn hỗ trợ giúp nông dân một số chi phí khác trong quá trình trồng và chăm sóc chè.

Ngoài chính sách nói trên, Sở NN-PTNT còn giao nhiệm vụ cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cử cán bộ kỹ thuật xuống các địa phương có vùng chè lớn trực tiếp tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh, kỹ thuật hái bằng máy không gây ảnh hưởng lớn đến cây và chất lượng chè.


DOÃN TRÍ TUỆ
Nguồn: NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,088,189
  • Tổng lượt truy cập92,261,918
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây