Học tập đạo đức HCM

Vực dậy hợp tác xã nông nghiệp: (Bài 1) Nhân tố thúc đẩy sản xuất

Thứ hai - 26/10/2020 19:32
Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) là nhân tố giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, toàn tỉnh có khoảng 200 HTX đang hoạt động hiệu quả, chiếm 16% số HTX của toàn vùng ĐBSCL. Thời gian qua, các HTX làm cầu nối để nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, cải tiến quy trình canh tác, kết nối thị trường.

HTX Tân Cường (huyện Tam Nông) là HTX quy mô nhất nhì của tỉnh với cơ sở vật chất khang trang, nhiều dịch vụ sản xuất đa dạng. Dự án VnSAT đã hỗ trợ HTX xây 2 kho chứa, 5 lò sấy và 1 nhà máy bóc vỏ. HTX thu mua lúa của nông dân để chế biến thành gạo xô rồi bán cho doanh nghiệp. Khi giá lúa xuống thấp, HTX sẵn sàng cho nông dân gửi lúa trong 2 tháng, không sợ bị thương lái ép giá.

HTX đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nông dân cải tiến quy trình canh tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nông dân cải tiến quy trình canh tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường chia sẻ: Việc định hướng sản xuất cho nông dân là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình hoạt động của HTX. Theo đó, HTX vận động toàn bộ xã viên gieo sạ cùng một loại giống để đảm bảo chất lượng và hình thành vùng sản xuất lớn.

Ngoài đảm nhận cung cấp toàn bộ giống cho xã viên, HTX còn đáp ứng khoảng 50% nhu cầu vật tư nông nghiệp với giá đại lý cấp 1 và chất lượng đảm bảo. Cách làm trên giúp xã viên giảm giá thành sản xuất bình quân từ 650 – 700 đồng/kg, có khi lên đến 1.000 đồng/kg so với cách làm truyền thống của hộ bên ngoài HTX.

HTX Thuận Tiến (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh) linh hoạt, năng động và có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp nên huy động được nhiều thành viên tham gia, đặc biệt được sự đồng tình rất cao xã viên trong việc tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc HTX Thuận Tiến cho biết: HTX thành lập từ tháng 9/2014, ban đầu có khoảng 90 thành viên, dịch vụ bơm tưới là chủ yếu. Năm 2015, HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, được chọn là 1 trong những HTX đi đầu thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Từ đây, HTX đã bắt tay vào xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn, áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm giá thành như: “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”... 

Theo ông Hùng, HTX vẫn quyết tâm làm đến cùng những mô hình sản xuất giảm giá thành, tạo ra giá trị cho hạt gạo chất lượng. Điều mà HTX hướng đến là sản xuất lúa theo mô hình hữu cơ, VietGAP để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu khi đã xây dựng thương hiệu một cách bền vững.

HTX liên kết sản xuất lúa gạo với nông dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX liên kết sản xuất lúa gạo với nông dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Minh Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết: Đồng Tháp có nhiều HTX nông nghiệp khá mạnh và hình thành những Hội quán Nông dân có tâm quyết với nông nghiệp. Trong đó, nổi bật là mô hình "HTX cho nông dân tạm trữ lúa tại kho của HTX sau khi thu hoạch tại thời điểm giá lúa thấp", gồm: HTX Tân Bình và HTX Tân Cường, mô hình "Canh tác lúa thông minh" do HTX Mỹ Đông 2 phối hợp cùng Công ty Rynan Smart Fertilizers (Trà Vinh) thực hiện, mô hình "Ứng dụng công nghệ nhà màng và tưới nhỏ giọt để sản xuất giống ớt sạch bệnh" của HTX Tân Bình.

Mô hình "Ứng dụng công nghệ blockchain vào truy xuất nguồn gốc và áp dụng thương mại điện tử" cho mô hình "Cây xoài nhà tôi" của HTX Mỹ Xương. Mô hình "Ruộng nhà mình" của HTX Thuận Tiến kết hợp với doanh nghiệp để sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạo tối ưu giá tại thị trường Hà Nội…

Theo ông Hoan, HTX là mắt xích quan trọng trong chuỗi ngành hàng. HTX là giải pháp duy nhất để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, làm chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, giúp người dân cùng nhau thay đổi phương thức sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nhìn với góc độ khác, HTX có vai trò quan trọng trong hình thành chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản như định hướng của doanh nghiệp và đề xuất của chuyên gia tâm huyết với ngành hàng lúa gạo.

Theo Hoàng Vũ - Minh Đảm/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay26,057
  • Tháng hiện tại1,106,940
  • Tổng lượt truy cập92,280,669
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây