Học tập đạo đức HCM

Không để đất trống trong vụ mùa

Thứ bảy - 15/08/2020 07:08
Vụ mùa là vụ lúa chính thứ 2 trong năm, đóng góp vào việc đảm bảo lương thực tại chỗ cho người dân. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, tình trạng nông dân bỏ ruộng, không gieo cấy trong vụ mùa ngày càng phổ biến ở các địa phương, thậm chí ở cả những thửa ruộng vốn là “bờ xôi ruộng mật”. Trước thực trạng trên, nhiều cá nhân, hợp tác xã đã chủ động mượn hoặc thuê lại ruộng của người dân để canh tác, góp phần ổn định an ninh lương thực, tăng hiệu quả kinh tế và tránh lãng phí tài nguyên đất.

Mới sáng sớm, ông Phùng Quang Vinh, Giám đốc HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên đã thăm đồng, hướng dẫn xã viên chăm sóc lúa vụ mùa đang ở giai đoạn đẻ nhánh. Nhìn cánh đồng lúa được phủ xanh bằng giống lúa Sơn Lâm 2 đang sinh trưởng, phát triển tốt, ông Vinh cho biết: "Cánh đồng Mả Sái, Gò Quân, Đống Dằn là những diện tích dễ canh tác, thuận lợi tưới tiêu. Trước đây, những cánh đồng này luôn được người dân tận dụng tối đa để gieo cấy, nhưng mấy vụ gần đây, nông dân bỏ không ruộng khá nhiều, nhất là vụ mùa 2020. Tiếc những thửa ruộng “bờ xôi ruộng mật”, đồng thời, tạo điều kiện làm đất vụ sau được thuận lợi, tôi đã mượn lại một phần ruộng đất bỏ trống của người dân trên địa bàn để gieo cấy, hình thành vùng sản xuất lúa giống với tổng diện tích 40 mẫu. Toàn bộ các khâu sản xuất từ làm đất, gieo cấy đều được áp dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, vụ mùa này, tôi áp dụng thử nghiệm kỹ thuật cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên, tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá. Qua đó, kích thích lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe; giảm lượng giống, công cấy, làm cỏ và hạn chế các loại thuốc trừ bệnh góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người".


Ông Phùng Quang Vinh, Giám đốc HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên
hướng dẫn xã viên chăm sóc lúa vụ mùa

Mấy ngày nay, tranh thủ ruộng có nước, bà Vũ Thị Vui, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường đã ra đồng làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa. Bà Vui cho biết: “Chân ruộng nhà tôi ở vị trí khá cao, hầu như năm nào cũng gặp khó khăn về nước tưới, dù có chăm sóc tốt thì năng suất lúa vụ mùa vẫn kém hơn các khu vực khác. Năm nay, thời điểm cấy đúng vào đợt nắng nóng kéo dài nên tôi đã nghĩ bỏ không canh tác. Nhưng mấy hôm mưa xuống, cộng thêm nước của thủy lợi dẫn về đến nơi, nhìn đất bỏ không thấy tiếc, tôi quyết định cấy hết diện tích của gia đình và mượn thêm nhiều ruộng của các hộ khác"..

Tại các cánh đồng của HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, hơn 145 ha đã được phủ kín bằng các giống lúa chất lượng như:RVT, Đài thơm 8, ADI 28, DQ11 và không còn đất trống. Bà Lê Thị Hương, Chủ tịch HĐQT HTX cho biết: Nhiều vụ nay, nhất là vụ mùa, diện tích gieo cấy của HTX đều tăng so với kế hoạch. Ngoài việc làm tốt công tác dồn thửa đổi ruộng tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, HTX còn chủ động các khâu dịch vụ, giảm chi phí đầu vào cho xã viên. Trước đây, để cấy 1 sào lúa, các xã viên phải bỏ ra hơn một ngày công lao động, với giá trung bình khoảng 200 - 300 nghìn đồng. Nếu vào chính vụ, giá thuê nhân công thậm chí còn cao hơn nhưng vẫn không thể thuê được người.

Nhận thấy nếu vẫn tiếp tục sản xuất lúa theo phương thức truyền thống sẽ không mang lại hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trạng bỏ hoang ruộng đất, vì vậy, HTX vận động các thành viên góp vốn đầu tư mua máy cấy, máy gieo hạt và khay mạ để triển khai gieo mạ khay, cấy bằng máy. Giờ đây, cấy một sào lúa chỉ mất chưa đến 10 phút, với đơn giá bằng 1/3 so với thuê người cấy. Chỉ tính riêng cấy lúa, mỗi vụ sản xuất, HTX tiết kiệm được hàng nghìn ngày công lao động. Vì thế, các xã viên HTX luôn gắn bó, yêu từng tấc đất, thửa ruộng và không để đất trống trong vụ mùa.

Để nông dân gắn bó với đồng ruộng, nhất là bảo đảm kế hoạch sản xuất vụ mùa 2020, tỉnh đã hỗ trợ 70% chi phí cho nông dân mua các giống lúa chất lượng gồm BC15, Thiên ưu 8, Đài Thơm 8, ADI28, DQ11, DT39 Quế Lâm; hỗ trợ 50% chi phí mua mới nhiều loại máy nông nghiệp như máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập liên hợp.

Đặc biệt, mới đây, UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, sẽ chuyển đổi 2.668 ha cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm; 1.099 ha chuyển sang trồng cây lâu năm và 1.214 ha chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa. Qua đó, khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, bảo đảm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, mở rộng mô hình sản xuất theo hình thức tập trung quy mô lớn, tạo vùng nông nghiệp hàng hóa.

Mai Liên

Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay31,190
  • Tháng hiện tại69,623
  • Tổng lượt truy cập88,747,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây