Kiên Giang là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong sản xuất cây lúa với diện tích gieo trồng hàng năm trên 720 ngàn ha, sản lượng thu hoạch trên 4 triệu tấn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo đã tìm đến Kiên Giang để phát triển vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến lúa gạo phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Điển hình như Cty CP nông lâm nghiệp Phan Minh – Kiên Giang, Cty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An… đều đầu tư phát triển cánh đồng lớn với diện tích hàng ngàn ha, tự chủ vùng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Trung Tín, Giám đốc Cty CP nông lâm nghiệp Phan Minh – Kiên Giang cho biết, từ trước đến giờ công ty không chỉ lo tìm đường xuất khẩu mà còn chú trọng đến thị trường trong nước. Với dân số gần 100 triệu dân, nếu biết khai thông, tìm hướng đi tốt thì đây chính là thị trường vàng. Nơi mà Cty Phan Minh cung ứng mạnh nhất là các tỉnh, thành phía Bắc: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội…
“Phan Minh có nhiều cánh đồng lớn tại Kiên Giang hơn nữa lại nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, nên nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Ngoài việc tự sản xuất, công ty còn liên kết, thu mua lúa ngoài dân phục vụ cho chế biến gạo nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu thị trường. ĐBSCL có lợi thế phát triển lúa gạo, còn miền Trung, miền Bắc có nhu cầu tiêu thụ lớn. Vì vậy, đi theo hướng “Nam sản xuất - Bắc tiêu thụ” là hợp lý”, ông Tín chia sẻ.
Năm nay, Cty Phan Minh có kế hoạch sản xuất, kinh doanh 150 ngàn tấn gạo. Từ đầu năm đến nay, công ty đã ký hợp đồng và giao cho khách hàng được khoảng 100 ngàn tấn, trong đó có 50 ngàn tấn là cung ứng cho thị trường trong nước.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã định hướng sản xuất, nâng tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt trên 70%, đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Thông qua mô hình liên kết với các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm, đến nay Kiên Giang đã thực hiện được 201 cánh đồng với diện tích trên 35 ngàn ha. Tỉnh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức hoặc cá nhân tổ chức sản xuất lúa theo các quy trình GAP. Theo đó, đã có 11 cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 1 ngàn ha, một cơ sở đạt GlobalGAP diện tích 615 ha và 5 cơ sở đạt tiêu chuẩn hữu cơ, diện tích 348 ha.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Đối với mặt hàng cá tra, gần 2 năm nay giá cá xuống thấp làm khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này Tổng cục Thủy sản chỉ đạo người nuôi tuân thủ các quy trình truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ cho việc kết nối giữa người nuôi với doanh nghiệp và doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Ông Luân cho biết nhiều bếp ăn miền Bắc đã bắt đầu biết và ưa thích cá tra. Chúng ta rất tự hào sản phẩm cá tra của Việt Nam được rất nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, ưa chuộng. Cần nhiều chương trình xúc tiến thương mại, truyền thông để người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và giá trị từ sản phẩm cá tra. Bữa ăn của người Việt phải được đa dạng hơn, trong đó có món ngon cá tra.
Để sản phẩm cá tra đạt chất lượng và tiêu thụ thuận lợi, Tổng cục Thủy sản sẽ kết hợp với các địa phương tăng cường kiểm soát điều kiện nuôi và chất lượng vật tư đầu vào. Kiểm tra, cấp mới/cấp lại mã số nhận diện ao nuôi theo quy định tại Luật Thủy sản. Người nuôi, doanh nghiệp chế biến cần tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.
Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng GĐ Cty CP Nam Việt (Navico): Công ty Nam Việt ngoài xuất khẩu cá tra, nhiều năm qua nhận thấy thị trường nội địa rất tiềm năng, nhưng chưa được thai khác và quảng bá hình ảnh tốt về các sản phẩm cá tra. Thời gian tới Công ty sẽ ký kết với nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM và phía Bắc để tiêu thụ sản phẩm cá tra.
Hiện bình quân mỗi tháng Công ty Nam Việt xuất bán cho đối tác từ 100-200 tấn, phấn đấu từ đây đến cuối năm đạt khoảng 1.000 tấn cá tra. Công ty có các sản phẩm chả cá tra, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con, phi-lê… Thị trường nội địa tiêu thụ cá tra đang giảm áp lực xuất khẩu cho doanh nghiệp từ 20-30%.
Tôm là mặt hàng thực phẩm thủy sản ngon hàng đầu, có thể thấy ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có chế biến rất nhiều món ăn độc đáo chuyên biệt, cao cấp từ con tôm.
Ảnh hưởng mùa dịch bệnh Covid-19 vừa trải qua hơn 6 tháng qua, phần nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu tôm chủ lực ở ĐBSCL đã dự lượng trước khó khăn và có bước chuẩn bị. Nhờ có nhiều hợp đồng đặt hàng từ đầu năm đến tháng 7/2020, tôm xuất khẩu vẫn giữ giá bán khá ổn định.
Ông Võ Văn Phục, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Clearnfood) lạc quan, cho rằng: Tôm xuất khẩu vẫn bán cho khách hàng các nước tốt trong mùa dịch. Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Vina Clearnfood tăng 30%. Trong 3 tháng 7, 8, 9/2020 dự kiến sẽ tăng khoảng 45%. Dự báo thị trường xuất khẩu cuối năm sẽ có kết quả tốt hơn.
Đối với thị trường nội địa, tôm tươi có kênh lưu thông phân phối vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Dù nhu cầu tiêu dùng gia đình nội địa chưa lớn, mới chủ yếu là tôm tươi sống tại các chợ truyền thống, nhưng đây là thị trường rất tiềm năng.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm Sao Ta (Fimex-VN): Giá tôm nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng dần đến cuối năm. Trong khi, một số vùng nuôi tôm ở các địa phương đang bị bệnh vi bào tử trùng (EHP) bùng phát khiến người nuôi chùn tay. Tôi nghĩ năm nay diện tích thả nuôi không đạt, sản lượng tôm cũng vậy. Do vậy, điều cần thiết lúc này là cơ quan chức năng yểm trợ người nuôi tôm an tâm thả nuôi. Nếu không từ cuối tháng 8 có khả năng sẽ thiếu nguyên liệu tôm và dẫn đến không đạt kim ngạch xuất khẩu như dự kiến kế hoạch năm 2020.
Nguồn tin: Đào Chánh - Hoàng Vũ - Hữu Đức/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;