Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo điều kiện tự nhiên

Thứ tư - 02/06/2021 00:43
Ngành nông nghiệp Kiên Giang đang mạnh dạn chuyển đổi sản xuất diện tích ven biển từ mô hình ngọt hóa sang ngọt, lợ, mặn luân phiên, thuận theo điều kiện tự nhiên.

Sản xuất ngọt, lợ, mặn luân phiên

Kiên Giang là tỉnh ven biển, sở hữu vùng biển Tây rộng lớn (hơn 63.000 km2) và bờ biển dài hơn 200 km, từ Mũi Nai (Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh). Trước đây, với mục tiêu mở rộng tối đa vùng ngọt hóa để sản xuất lúa nên các công trình thủy lợi được xây dựng với mục đích tiêu thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt. Vùng sản xuất lúa được mở rộng ra sát đê biển, lên tới hàng chục ngàn ha.

Thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất lúa ven biển sang luân canh vụ lúa, vụ tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất lúa ven biển sang luân canh vụ lúa, vụ tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Ảnh: Trung Chánh.

Tuy nhiên, khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, sản xuất lúa vùng ven biển trở lên bấp bênh thì bài toán chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp là yêu cầu tất yếu. Nhất là từ khi Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời, đã xoay trục kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL từ ưu tiên cây lúa sang thủy sản – cây ăn trái – lúa gạo. Nghị quyết này cũng xác định quan điểm, bên cạnh nguồn nước ngọt thì nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên quý giá cần được khai thác sử dụng hiệu quả.

Việc chuyển đổi sản xuất từ nước ngọt chuyên canh cây lúa sang các mô hình ngọt, mặn, lợ luân phiên được xem là thông minh, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong các tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kiên Giang thì vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng có nhiều diện tích ven biển, thích hợp cho quy hoạch phát triển sản xuất luân phiên vụ lúa (nước ngọt) và vụ tôm (nước lợ). Đến nay, đã có hàng chục ngàn ha được chuyển đổi sang mô hình lúa - tôm, cho thu nhập cao hơn hẳn.

Mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, phần lớn diện tích đất chuyên lúa từ quốc lộ 80 ra biển, thuộc huyện Hòn Đất và Kiên Lương, sẽ được chuyển dịch sang mô hình lúa – tôm, ít rủi ro hơn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Riêng tại huyện Hòn Đất đã có tới 7 xã ven biển, với tuyến đê biển dài 49 km. Trên tuyến đê này thời gian qua đã có hàng chục công trình thủy lợi được xây dựng phục vụ phát triển sản xuất, gồm 21 cống thoát lũ ra biển Tây và 16 cống thuộc dự án nuôi trồng thủy sản Vàm Răng - Ba Hòn. Khi toàn bộ diện tích ven biển này được chuyển đổi sẽ mở rộng thêm khoảng 20.000 ha diện tích để sản xuất luân phiên vụ lúa – vụ tôm.

Ông Lê Văn Giàu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, những năm trước, trên địa bàn huyện thường có khoảng 3.000 – 4.000 ha lúa ven biển bị thiệt hại do hạn, mặn. Nhưng nhờ chuyển đổi sản xuất hiệu quả, cùng với việc điểu chỉnh cơ cấu mùa vụ, kết hợp vận hành tốt các công trình thủy lợi, mùa khô năm 2020-2021 đã hạn chế tối đa, giảm thiểu diện tích bị thiệt hại do xâm nhập mặn.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Sản xuất luân canh lúa - tôm là mô hình thuận thiên, giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Trước đó, khoảng đầu những năm 2000, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi phần lớn diện tích các huyện vùng U Minh Thượng từ canh tác lúa - cá nước ngọt sang mô hình lúa - tôm nước lợ. Việc chuyển đổi này đã tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho cả vùng. Luân canh vụ lúa, vụ tôm nước lợ đã mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa và khai thác cá nước ngọt tự từ nhiên.

Ngay trong vụ mùa 2020-2021, nhiều huyện ven biển đã chủ động chuyển đổi giảm diện tích gieo sạ lúa, thay đổi cơ cấu múa vụ, chủ yếu là chuyển sang mô hình lúa – tôm. Cụ thể, kế hoạch xuống giống vụ mùa toàn tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 4.600 ha lúa so với kế hoạch đề ra, trong đó riêng huyện An Minh đã giảm 4.385 ha.

Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng cho biết, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tỉnh xác định phát triển sản xuất thủy sản là thế mạnh của địa phương. Thời gian  qua, Kiên Giang đã chủ động chuyển đổi các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhất là giảm dần diện tích chuyên canh lúa ở các vùng ven biển, thiếu nước ngọt sang mô hình luân canh vụ lúa, vụ tôm.

Theo Đ.T.Chánh - Trọng Linh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/kien-giang-manh-dan-chuyen-doi-san-xuat-theo-dieu-kien-tu-nhien-d292721.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay33,172
  • Tháng hiện tại336,201
  • Tổng lượt truy cập92,713,865
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây