Học tập đạo đức HCM

Khoa học và công nghệ tiếp tục là "chìa khóa" trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 02/06/2021 03:48
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh ta triển khai thời gian qua tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, tích cực. Trong đó, khoa học và công nghệ (KH và CN) được xác định là động lực và nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình; góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực nông thôn trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

Với quan điểm lấy KH và CN làm nền tảng, động lực phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội và môi trường… tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố thực hiện nhiều mô hình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cả trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước hoàn thiện cơ sở lý luận của mô hình xây dựng NTM. Tiêu biểu là các đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định”, “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các mô hình tổ chức sản xuất tại huyện NTM Hải Hậu, tỉnh Nam Định” đã bổ sung căn cứ khoa học, đề xuất giải pháp huy động và phát triển các nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao KH và CN phục vụ phát triển các chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân, trang trại, các hợp tác xã, doanh nghiệp và sự liên kết giữa các chủ thể. Từ năm 2019, Sở KH và CN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp KH và CN nhằm xây dựng bền vững NTM tỉnh Nam Định”. Từ kết quả nghiên cứu đã có 2 sản phẩm là “Cẩm nang duy trì và nâng cao xây dựng NTM tỉnh Nam Định” và website “Quản lý và điều hành xây dựng NTM tại Nam Định” là những công cụ giúp các đơn vị, tổ chức, sở, ban, ngành, đoàn thể và Ban chỉ đạo NTM các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh khai thác, ứng dụng để thực hiện ngày càng hiệu quả hơn chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.


Tham quan mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác bảo vệ thực vật tại xã Nam Cường (Nam Trực).

Trong sản xuất nông nghiệp, Sở KH và CN luôn phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và các địa phương thực hiện hiệu quả các hoạt động  đưa KH và CN vào sản xuất, tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nổi bật là việc thúc đẩy hoạt động KH và CN ở các doanh nghiệp nông nghiệp; làm cho các doanh nghiệp ngày càng có vai trò to lớn hơn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hình thành các mối liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Hiện toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là các Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nam Định và Công ty TNHH Cường Tân (Trực Ninh). Công ty TNHH Cường Tân đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất lúa giống và gạo Japonica (Nhật Bản) với quy mô trên 500ha tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường… Từ ứng dụng KH và CN đã tạo ra các sản phẩm là giống lúa có năng suất, chất lượng cao như: Nam Định 5, LP5, M1-NĐ, CS6-NĐ, CT16, Hồng Đức 9, Hương Cốm… được đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh thay thế các giống lúa bị thoái hóa, dễ nhiễm sâu bệnh, góp phần tăng tỷ lệ gieo cấy lúa chất lượng cao lên trên 70% diện tích. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư công nghệ đẩy mạnh liên kết theo chuỗi. Điển hình là Công ty TNHH Toản Xuân (Ý Yên) đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gạo sạch chất lượng cao với quy mô gieo trồng hơn 1.000ha. Nông dân đã từng bước phát huy vai trò làm chủ sản xuất, ứng dụng KH và CN, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng NTM; thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao; dân chủ được phát huy theo hướng người nông dân là chủ thể và là người hưởng lợi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với công tác bảo vệ môi trường - tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp để xử lý rác thải nông thôn, phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp đã cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn tạo thêm thu nhập, nhất là tạo chuyển đổi trong ý thức người dân về giữ gìn môi trường sống. Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu, ứng dụng KHCN đã phát huy cao độ trí tuệ, kinh nghiệm tổng hợp của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, cung cấp công cụ đa năng, hữu hiệu cho các ngành, các địa phương thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao trong chương trình xây dựng NTM, tạo nên những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng NTM của tỉnh. Song có thể thấy do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như nhân lực nên một số đề tài, dự án KH và CN vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, một số vấn đề quan trọng bức thiết nhưng chưa được đề xuất và tổ chức nghiên cứu…

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục và không có điểm dừng. Ứng dụng tiến bộ KH và CN vào sản xuất nông nghiệp được xem là chìa khóa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại nông thôn, là động lực quan trọng để thực hiện và hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, thời gian tới, ngành KH và CN tiếp tục ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công. Gắn các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên giữa nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức KH và CN trong việc thực hiện chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trực tiếp và gián tiếp phục vụ phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ KH và CN nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tập trung nghiên cứu sử dụng giống cây, giống con; các giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích các nhà khoa học, thu hút doanh nghiệp, huy động nguồn lực... nhằm đạt được mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM./.

baonamdinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay31,149
  • Tháng hiện tại332,718
  • Tổng lượt truy cập92,710,382
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây