Học tập đạo đức HCM

Lên núi trồng cây dược liệu an xoa

Thứ sáu - 02/10/2020 23:51
Với diện tích hàng chục héc ta cây an xoa, ông Đường Ngọc Sơn (xã Kim Long, huyện Tam Dương) được xem là người trồng loài cây dược liệu này lớn nhất Vĩnh Phúc.
Cây dược liệu an xoa được ông Đường Ngọc Sơn thâm canh dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trần Hồ.

Cây dược liệu an xoa được ông Đường Ngọc Sơn thâm canh dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trần Hồ.

Núi Đinh được biết đến là nơi "ngụ lộc” (lộc vua ban) gắn với truyền thuyết về bảy vị danh tướng họ Lỗ ở Bồ Lý đánh giặc Nguyên Mông, được vua Trần phong tước Đại vương (Lỗ Đinh Sơn thất vị đại vương) và ban đất tại khu Đinh Sơn (núi Đinh ngày nay).

Năm 1999, ông Đường Ngọc Sơn được chính quyền địa phương giao đất tại khu vực núi Đinh, đã dốc tiền bạc, công sức đầu tư trồng thông và cây ăn quả. Để tận dụng lợi thế đất dưới tán rừng, năm 2005 ông Sơn trồng xen cây dược liệu.

Ngày nay, xen giữa màu xanh của những đồi thông cổ thụ trên núi Đinh là những cây dược liệu quý như an xoa, trà hoa vàng, hoa hải đường, chanh leo và nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Từ vùng đất khô cằn, sỏi đá ông Sơn biến thành vùng chuyên canh cây an xoa lớn nhất vùng.

Đây là cây thân gỗ, lá có lông tơ, rộng bằng 3 đầu ngón tay, tất cả bộ phận trên cây đều dùng được làm thuốc bao gồm thân, cành, lá. Loại cây này rất phổ biến ở khu vực núi Đinh, núi Đúng và dưới chân núi Tam Đảo. Ban đầu ông Sơn trồng cây an xoa để biếu tặng bạn bè và trị bệnh cứu người. Tiếng lành đồn xa, nhiều người đến hỏi xin, mua. Hiện mỗi năm ông xuất bán ra thị trường khoảng 10 tấn dược liệu an xoa qua chế biến.

Cây dược liệu an xoa được ông Đường Ngọc Sơn sơ chế có chức năng điều trị các bệnh về gan hiệu quả. Ảnh: Trần Hồ.

Cây dược liệu an xoa được ông Đường Ngọc Sơn sơ chế có chức năng điều trị các bệnh về gan hiệu quả. Ảnh: Trần Hồ.

Thấy được tiềm năng và hướng phát triển bền vững loài cây mà trời ban tặng, năm 2015, ông Sơn đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng dược liệu an xoa. Đồng thời xây dựng đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý ở khu vực núi Đinh, trong đó cây an xoa là chủ lực.

Ông Sơn cũng xác định mục tiêu rõ ràng, cây an xoa được trồng thành khu, thành vùng dược liệu kết hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới, tiến tới sẽ mở rộng trồng để thay thế các cây khác cho hiệu quả kinh tế thấp.

Ông kể, ban đầu trồng an xoa gặp rất nhiều khó khăn vì đồi núi dốc, đường đi lầy lội. Ông đã xây nhiều bể nước dung tích lớn, nối đường ống với bể nước có chiều dài vài km, gắn các đầu phun tự động, khi mở van nước từ bể thì có thể tưới toàn bộ khu vực cây ăn quả, cây dược liệu mà không cần dùng tới nhân công.

Ngoài ra, việc chuyên chở cây và sản phẩm cũng được đặc biệt quan tâm, đường đi được mở rộng để tránh sạt lở, nhiều đoạn được bê tông hóa giúp cho xe cộ có thể đến tận nơi để vận chuyển. Nhiều vị trí đất được tạo mặt bằng để làm vườn ươm cây giống.

Hiện tại cơ sở chế biến an xoa của ông Sơn có 2 loại sản phẩm: Loại 1 phơi khô, sao vàng hạ thổ đóng gói có giá khoảng 140.000 đồng/kg; loại 2 sơ chế và đóng thành gói nhỏ dạng như trà túi lọc, phục vụ nhu cầu chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe của người sử dụng.

“Hiện các sản phẩm từ cây dược liệu an xoa của tôi đang được tiêu thụ khắp cả nước, thậm chí cả nước ngoài nhưng vẫn không sản xuất đủ để bán. Tuy nhiên, tôi trồng cây an xoa này không để kinh doanh, không đặt nặng vấn đề kinh tế mà chỉ muốn góp phần bảo tồn, gìn giữ được cây thuốc quý, chữa bệnh hiệu quả cho người dân”, ông Đường Ngọc Sơn.

https://nongnghiep.vn/len-nui-trong-cay-duoc-lieu-an-xoa-d274372.html

Nguồn tin: Trần Hồ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại412,093
  • Tổng lượt truy cập92,789,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây