Học tập đạo đức HCM

'Không tìm được cơ hội sản xuất, lãi suất có giảm, doanh nghiệp cũng không biết vay để làm gì!'

Thứ bảy - 03/10/2020 11:01
Ngày 3/10, UBND TP.HCM đã tổ chức tọa đàm "Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19" với sự tham gia của các chuyên gia, Hiệp hội Doanh nghiệp TP, các hội ngành nghề…
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì tọa đàm. Ảnh: Đức Hạnh.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì tọa đàm. Ảnh: Đức Hạnh.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra nguy cơ làm chậm tăng trưởng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. 

Về chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam, PGS.TS Trần Hoàng Ngân đánh giá các gói hỗ trợ DN chưa bám theo thông tin diễn biến dịch bệnh, thủ tục hành chính rườm rà khiến cho việc tiếp cận hỗ trợ rất chậm. 

"Điều quan trọng bây giờ là tìm cơ hội cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN, còn lãi suất vay ngân hàng có giảm nữa, họ cũng không biết vay để làm gì. Về phía DN, phải ứng dụng công nghệ cao trong quản trị điều hành, đổi mới máy móc, dành thời gian sắp xếp lại bộ máy, bồi dưỡng người lao động để thích ứng với hoàn cảnh mới…", ông Ngân thẳng thắn nêu quan điểm.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA) cho biết, giữa tháng 8 vừa qua, HUBA đã tiến hành cuộc khảo sát với trên 100 doanh nghiệp. Theo đó, 44% DN nói họ còn khó khăn nghiêm trọng và 40% DN đang trong tình trạng rất khó khăn. Đáng lưu ý, có đến 76% DN được hỏi phản ánh, họ chưa tiếp cận được các chính sách nhà nước hỗ trợ và hầu như không có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ. 

"DN cho biết, chi phí để chuẩn bị, đáp ứng được các điều kiện, thủ tục để được vay ưu đãi còn cao hơn số được hưởng nên hầu như họ không tham gia" - ông Dũng lý giải.

Ông Chu Tiến Dũng cũng nói rõ nhiều DN cho rằng việc triển khai hỗ trợ trong bối cảnh phải giãn cách xã hội như vừa qua chưa mang đúng tính chất "chính sách thời chiến"; chưa thấu hiểu, chưa sát với thực tế nhu cầu và hoàn cảnh của DN. 

Các gói hỗ trợ DN được triển khai giải quyết với thủ tục và tinh thần như điều kiện bình thường nên rất chậm, không phát huy được tác dụng. Ước tính, DN chỉ hấp thụ được khoảng 20% tổng gói hỗ trợ.

Chủ tịch HUBA mong muốn chính sách gia hạn thuế, tiền thuê đất được kéo dài hơn nữa nhằm tạo ra ý nghĩa tích cực cho dòng tiền của DN. Ngoài ra, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, DN. 

Đặc biệt, nới rộng điều kiện của hình thức cho vay tín chấp thông qua thẩm định phương án kinh doanh và dòng tiền khả thi thay vì cho vay thế chấp bởi không phải DN nào trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng có tài sản thế chấp…

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, lần đầu tiên kinh tế TP tăng trưởng dưới 1,2%; cũng là lần đầu tiên có trên 27.000 DN giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140.000 tỷ đồng, làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của TP hơn 21.000 tỷ đồng. 

Trong đó, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, hơn 1.300 DN lữ hành của TP bị sụt giảm số lượng hành khách lẫn doanh thu, nhiều DN phải chuyển loại hình kinh doanh khác hoặc đóng cửa, kéo theo hàng loạt những tác động xã hội khác, nhất là tình trạng thất nghiệp đối với người lao động.

Theo ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hiệp hội DN quận 1, ách tắc lớn nhất là thủ tục hành chính cần tháo gỡ, tạo thuận lợi thì sẽ có dòng vốn chảy vào thị trường rất lớn. Vốn có rồi, tiền có rồi nhưng thủ tục vướng khiến hàng chục dự án không triển khai được.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá rất cao vai trò của hiệp hội DN vì hiện nay TP cũng chưa nắm hết hoạt động DN. Sắp tới, TP sẽ có các giải pháp để phát huy vai trò của các hiệp hội.

Theo ông Phong, TP.HCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành không chỉ gồm lãnh đạo sở ngành, mà có cả chuyên gia, cả hiệp hội, DN tham gia. Từ đó, TP tập hợp được nhiều đóng góp, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TP.HCM.
Bạch Dương/Danviet.vn
https://danviet.vn/khong-tim-duoc-co-hoi-san-xuat-lai-suat-co-giam-doanh-nghiep-cung-khong-biet-vay-de-lam-gi-20201003134835356.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,681,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây