Học tập đạo đức HCM

Vùng đất nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", có loài cá còn được ví đẹp như tiên

Chủ nhật - 04/10/2020 03:17
Tỉnh Hà Giang-vùng đất nhiều con sông chảy qua như: sông Nho Quế, sông Gâm, sông Lô. Với địa hình núi đá, dốc, sông dòng chảy xiết là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá quý hiếm, cá đặc sản. Trong các loài quý hiếm đó cá dầm xanh, chày đất, cá Mỵ, cá anh vũ và cá bỗng…được tỉnh Hà Giang nuôi bảo tồn, nhân giống.

Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN có dịp được ghé thăm Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đóng tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên - nơi vốn được biết đến là địa chỉ cung cấp cá giống chất lượng và nơi được coi là "Viện nghiên cứu" bảo tồn nguồn gen các giống cá quý hiếm, cá đặc sản của tỉnh Hà Giang.

Anh Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Hà Giang cho biết, trong 7 tháng đầu năm Trung tâm đã sản xuất và cung ứng được 3,75 triệu con cá giống các loại. Trong đó, số lượng cá giống các loại do Trung tâm trực tiếp sản xuất được 3,1 triệu con.

Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", - Ảnh 1.

Nghiệm thu Đề tài Nghiên cứu nhân giống loài cá đặc sản, cá quý hiếm như cá dầm xanh, cá "tiến vua" anh vũ tại Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang.

Đặc biệt, các loài cá đặc sản, cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: cá bỗng, cá lăng chấm, cá chiên được sản xuất và cung ứng ra thị trường từ 50.000 đến 200.000 con.

Để bảo tồn, lưu giữ nguồn gen đối với những loài cá quý hiếm, cá đặc sản, theo anh Tú, Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Hà Giang đã thực hiện đề tài khoa học "Điều tra, lưu giữ và phát triển nguồn gen thủy sản quý hiểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang", thời gian từ tháng 9/2018 đến 8/2021. Trong đó, Trung tâm tiến hành thu gom nguồn gen của 4 loài cá quý hiếm là cá dầm xanh, cá anh vũ, cá chày đất và loài cá Mỵ.

Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", - Ảnh 2.

Loài cá Mỵ giống được nuôi nghiên cứu tại Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang. Đây là loài cá đặc sản, đặc hữu, loài cá quý hiếm của tỉnh Hà Giang.

Theo anh Tú, qua hơn 1 năm nuôi thuần hóa cá quý hiếm, cá đặc sản tại Trung tâm cho thấy, cá dầm xanh, cá anh vũ, cá chày đất, và loài cá Mỵ thích nghi với điều kiện ao nước chảy. Hiện, đã cho sinh sản nhân tạo thành công 4 loài cá đặc sản này.

"Các loại cá bố mẹ được Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Hà Giang tuyển chọn, chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành sinh sản nhân tạo. Cá bột, cá hương, cá giống đạt chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thích nghi với điều kiện ao nuôi nước chảy sử dụng thức ăn công nghiệp và có tốc độ tăng trưởng nhanh ngoài tự nhiên" – Nguyễn Anh Tú chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Đối với 4 loài cá quý hiếm, cá đặc sản này vẫn đang phát triển tốt. Cá chày đạt 3.200 con, cá Mỵ đạt 3.100 con, cá dầm xanh 2.000 con, cá anh vũ 2.200 con.

Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản Hà Giang cho biết, hiện Trung tâm đã cho sinh sản nhân tạo thành công 3.100 con cá Mỵ, kích cỡ từ 3 - 5cm/con. Đây là loài cá quý hiếm, cá đặc sản có cái tên "độc, lạ", hình dáng, màu sắc cá Mỵ rất đẹp được ví như cá tiên.

Ngày 3/6 vừa qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang tổ chức thả 5 loại cá giống đều là các loài cá quý hiếm bản địa ra lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 trên địa bàn xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc). Tại lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1, Trung tâm đã thả cá giống anh Vũ với số lượng 1.000; cá dầm Xanh 1.000 con; cá chày đất 1.000 con, cá Mỵ 1.000 con và cá lăng chấm 500 con.

"Các chương trình, dự án thành công sẽ đem lại ý nghĩa hết sức to lớn đối với ngành thủy sản của tỉnh, góp phần bảo vệ và phát triển các loài cá bản địa quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, giúp người nuôi thay đổi canh tác, từ nhỏ lẻ, manh mún sang nuôi thâm canh, hàng hóa, góp phần đánh giá và quy hoạch tổng thể về ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh".

 anh Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang.

 
Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", - Ảnh 4.

Cá bỗng - loài cá quý hiếm, loài cá đặc sản giá trị kinh tế cao đang được nuôi lưu giữ tại Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang.

Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", - Ảnh 5.

Cá bỗng là 1 trong những loài cá đặc sản, cá quý hiếm đang được Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang lưu giữ và phát triển nguồn gen.

Trao đổi với Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tú cho hay, Trung tâm không chỉ là nơi lưu giữ các giống cá quý hiếm. Những năm vừa qua, Trung tâm đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật đến các HTX, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang về tư vấn kỹ thuật nuôi, kỹ thuật phòng trị bệnh, chuyển giao nhân tạo cá bỗng giống cho các huyện: Quang, Bình, Bắc Mê, Xín Mần,… và kỹ huật nuôi tôm càng xanh bằng chế phẩm sinh học cho bà con đạt được những thành công nhất định.

"Trung tâm cũng lên phương án cải tạo, sửa chữa để đưa diện tích ao cạn vào nuôi ốc nhồi, nuôi ếch Thái Lan, nuôi lươn không bùn nhằm mở rộng quy mô sản xuất và tận dụng tối đa diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có" - anh Tú cho biết.

Ở nơi nuôi hàng nghìn con cá quý hiếm, đều là "Ngũ quý hà thủy", có loài còn được ví là đẹp như tiên - Ảnh 7.

Trong những năm gần đây, để phát triển thủy sản, đặc biệt là lưu giữ các loài cá quý hiếm được tỉnh Hà Giang quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, đề án. Bước đầu, đã có nhiều kết quả khả quan. Trong ảnh là khu nuôi cá lăng chấm-1 trong những loài cá đặc sản, cá quý hiếm.

Với lợi thế, tiềm năng phát triển thủy sản, tỉnh Hà Giang đã có Đề án tái cơ cấu lĩnh vực Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Đối với Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang, Trung tâm đã xây dựng dự án sản xuất giống cá chép và rô phi đơn tính chất lượng cao ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Năm 2020, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện Vị Xuyên chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chép ruộng năng suất cao tại xã Kim Thạch. Tổng diện tích 1,5ha.

- Phối hợp với HTX Trí Thanh chuyển giao cho sinh sản nhân tạo cá bỗng tại HTX, dự kiến đạt 5 vạn con cá giống.

- Phối hợp chuyển giao kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá đặc sản tại hộ dân Thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, kết quả đạt được khoảng 4 vạn trứng vụ xuân năm 2020.

Nguồn tin: Minh Ngọc/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,323,264
  • Tổng lượt truy cập88,681,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây