Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam: Mang lại giá trị ngoại tệ cho hạt gạo

Thứ bảy - 03/10/2020 00:11
Giá trị ngoại tệ mà xuất khẩu gạo mang lại cho nền kinh tế chưa tương xứng với vai trò vốn có của nó và công sức của người trồng lúa. Nguyên nhân được cho từ việc sản xuất thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho hạt gạo Việt.

Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng tăng lên qua từng năm và đã đạt đến con số từ 6-7 triệu tấn mỗi năm, có khả năng dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu.

Thế nhưng giá trị ngoại tệ mà xuất khẩu gạo mang lại cho nền kinh tế lại chưa tương xứng với vai trò vốn có của nó và công sức của người trồng lúa. Nguyên nhân được cho xuất phát từ việc sản xuất thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

3009gao2.jpg
Bốc xếp gạo phục vụ xuất khẩu.

Thiệt thòi vì thiếu thương hiệu 

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty gạo Việt Hưng, tỉnh Tiền Giang, cho biết việc xuất khẩu gạo hiện nay vẫn tiến triển tốt với các thị trường chính là Hong Kong (Trung Quốc), Philippines, Malaysia. Khoảng giữa tháng 8/2020, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao hơn gạo Thái Lan 15-20 USD/tấn do đồng baht Thái tiếp tục tăng giá so với đồng USD khiến hàng xuất khẩu của Thái Lan bị thiệt thòi.

Thêm vào đó, sản lượng gạo 5% tấm trong vụ hè thu rất ít và đã được thu mua hết, trong khi nhiều quốc gia chọn loại gạo này để dự trữ nên cũng không đủ cầu khiến giá tăng mạnh.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi giá gạo Việt Nam lên quá cao, các thị trường nhập khẩu không chấp nhận được thì giá xuất khẩu nhanh chóng quay đầu giảm và đến cuối tháng 8, thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.

Theo ông Nguyễn Văn Đôn, giá gạo Việt Nam tăng trong thời gian ngắn vừa qua là do tăng cầu trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì chất lượng gạo vẫn là yếu tố quyết định giá xuất khẩu.

Chất lượng gạo không đồng đều dẫn đến việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam qua nhiều năm vẫn không được cải thiện bao nhiêu.

ket-qua-kiem-nghiem-da-giai-oan-cho-hat-gao-nghi-co-nhua.jpg
 
Ảnh minh họa. 

“Thương hiệu gạo Việt Nam hiện nay mới là khái niệm chung về gạo có xuất xứ từ Việt Nam. Phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu theo lô cho các doanh nghiệp nhập khẩu tự đóng gói và phân phối chứ chưa có những thương hiệu riêng có thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Số doanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo thơm với thương hiệu riêng rất hiếm hoi và số lượng cũng rất hạn chế.”

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho rằng, hiện nay Việt Nam đã có nhiều loại ngon và có chất lượng tốt, tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt còn quá dễ dãi trong mua bán, có xu hướng chấp nhận bán giá thấp hơn Thái Lan để bán nhanh.

Ngược lại, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã tận dụng tốt nhiều cơ hội để neo hàng, đàm phán được giá bán tốt nên luôn dẫn đầu thế giới về giá xuất khẩu, giá trị thu về cao hơn.

“Hiện gạo thơm loại ngon của Việt Nam xuất khẩu với giá chưa đến 1.000 USD/tấn, trong khi cùng chủng loại gạo đó, Thái Lan đã có thể bán giá từ 1.200-1.300 USD/tấn từ rất lâu. Việt Nam có gạo ST24, ST25 đã được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới nhưng vẫn chưa thể nâng giá xuất khẩu do doanh nghiệp chưa biết cách quảng bá thương hiệu, nâng giá trị gia tăng cho hạt gạo,” ông Bình nêu vấn đề.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ

Theo ông Nguyễn Văn Đôn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đã ý thức đến việc cải thiện chất lượng gạo để nâng giá trị nhưng việc nâng cao chất lượng gạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một mình doanh nghiệp khó có thể gánh nổi.

Theo đó, để có chất lượng gạo đồng đều phải có sự đồng bộ từ giống, phân bón, kỹ thuật canh tác của nông dân đến điều kiện đồng ruộng, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Để làm được như vậy, đòi hỏi phải sản xuất lớn nhưng trên thực tế việc mở rộng mô hình cánh đồng lớn những năm qua còn nhiều rào cản.

Ông Phạm Thái Bình phân tích, trước đây, nông dân tự làm thì họ sẽ tự lo vốn, ai có bao nhiêu lúa thì tự phơi, tự sấy, tự trữ nếu chưa xuất bán.

Khi tham gia liên kết cánh đồng lớn doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ từ cung ứng giống, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, nhân sự hướng dẫn, giám sát kỹ thuật canh tác đến cơ giới hóa, mạng lưới thu mua, nhà máy xay sát, kho bảo quản với chi phí đầu tư rất lớn.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương đối với cánh đồng lớn chưa tạo ra được hiệu quả thực tế.

Không chỉ riêng Trung An mà diện tích liên kết của các doanh nghiệp khác ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng ngày càng giảm, thậm chí nhiều doanh nghiệp bỏ hẳn không bao tiêu thu mua nữa bởi thiếu vốn xoay xở.

Ông Lâm Định Quốc, nguyên Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng, chia sẻ xâ,y dựng thương hiệu cho hạt gạo phải bắt đầu từ việc tạo ra được sản phẩm đồng nhất về chủng loại, chất lượng đồng đều, tuy nhiên sản xuất lúa tập trung tại Việt Nam hiện rất ít.

Ngay cả tại Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của cả nước thì việc tổ chức mô hình cánh đồng lớn cũng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Mỗi hộ gia đình có trung bình 5 công ruộng (5.000m­2) và sản xuất riêng lẻ nên việc áp dụng cơ giới hóa, đầu tư giống và kỹ thuật đều rất khó. Sản xuất không bài bản thì khó xây dựng được thương hiệu.

“Chúng tôi đã rất hào hứng và đầu tư thực hiện mô hình cánh đồng lớn ngay từ khi có chủ trương của Chính phủ, với cam kết bao tiêu cho người nông dân. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thì mô hình này ngày càng teo tóp dần. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, về chính sách, Luật Đất đai còn nhiều ràng buộc đối với hạn điền, trong khi đó một doanh nghiệp khó có thể liên kết riêng lẻ với hàng trăm, hàng ngàn hộ nông dân,” ông Lâm Định Quốc lý giải.

Rộng mở thị trường và gia tăng giá trị

Trong báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2020, Bộ Công Thương cho biết Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8 đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

photo-1-1601623512511989418918.jpg
Hàng hóa Việt Nam đi 28 nước EU đạt gần 700 triệu USD sau 2 tháng EVFTA có hiệu lực.

Theo báo cáo này, kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết tháng 9, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...

Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

"Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam", nội dung báo cáo.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi. Gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 22,76 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm. Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ./.

Theo Thanh Tâm  (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại410,497
  • Tổng lượt truy cập92,788,161
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây