Học tập đạo đức HCM

Mang giống sen Bắc vào đất Tây Nguyên trồng, không chăm bón vẫn thu 50 triệu mỗi mùa

Thứ tư - 03/06/2020 23:59
Với 1ha ao trồng hoa sen, chị Doãn Thu Hồng (27 tuổi, thôn Liên Hồ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ việc bán hoa, hạt sen cho người dân và các ngôi chùa tại địa phương.

Đến xã Liên Hà vào những ngày đầu tháng 6, thời điểm mà cả Tây Nguyên vẫn còn nắng hạn. Những ao hoa sen của chị Hồng thường ngày nước mấp mé dưới lá sen, nhưng nay cạn sát đáy để hở lớp bùn dưới đáy ao.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 1.

Cánh đồng hoa sen rộng 1ha của gia đình chị Hồng đang vào mùa thu hoạch rộ. Vào thời điểm hái nhiều, có ngày chị Hồng hái bán được hàng ngàn bông hoa sen. Sau đó, chị bán cho các ngôi chùa tại địa phương và người dân vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 2.

Chị Hồng ngắt những bông hoa sen đang "độ chín" để mang đi giao cho những người đặt hàng. Theo chị Hồng, vào thời buổi hiện nay, mọi thứ đều giao dịch, đặt hàng trên mạng thì việc bán hoa trở nên dễ dàng hơn. Chị Hồng không phải mang những bó hoa ra ngoài chợ ngồi mời chào người qua đường.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 3.

Thông thường, vào những ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, các ngôi chùa tại xã Liên Hà và các xã lân cận sẽ đặt hoa sen của gia đình chị Hồng. Đến ngày, chị Hồng sẽ hái hoa giao đến để các phật tử nhà chùa cắm trang trí.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 4.

Vào thời điểm mùa mưa hay nước lên, chị Hồng sẽ phải dùng thuyền để bơi ra giữa hồ hái hoa sen. "Giống hoa sen này được gia đình tôi trồng từ năm 2008. Năm đó, có người họ hàng từ ngoài Bắc vào mang theo một bó củ sen. Thấy mấy ao bỏ không, tôi mang những củ sen này dúi xuống bùn. 6 tháng sau đã có cây sen mọc lên. Hợp khí hậu nên sen lớn và lan ra rất nhanh, chỉ vài năm ba cái ao của gia đình tôi đã kín sen", chị Hồng nhớ lại.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 5.

Chị Hồng cũng cho biết, với 1ha ao sen của gia đình, chị không cần chăm bón. Nhưng cứ từ tháng 4 đến tháng 10 chị sẽ có một phần thu nhập riêng. Mỗi bông hoa sen sẽ được bán 1.500 đồng, ngoài ra chị Hồng còn tách những hạt sen non ra bán với giá 40.000 đồng/kg. Tính ra, chị không cần bỏ vốn ra với diện tích sen trên, mỗi năm chị Hồng cũng nhẹ nhàng thu hơn 50 triệu đồng từ các sản phẩm của sen.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 6.

Vào mỗi buổi sáng, chị Hồng sẽ hái hoa sen từ 6 - 8h rồi đưa đi giao cho những người đặt hàng. Những ngày không có đơn hàng, những bát hoa sen sẽ già, chị Hồng sẽ lấy tách hạt bán. Thời điểm nhiều hoa, chị Hồng thu được 20kg hạt sen non.

Trồng bạt ngàn "quốc hoa", không chăm bón, vẫn thu vài chục triệu mỗi mùa - Ảnh 7.

Một bông hoa sen nở giữa hồ khiến người xem sao xuyến, không thể không lấy điện thoại hay máy ảnh ra chụp hình, lưu lại làm kỉ niệm khi đến Liên Hà.

Hoa sen nở

Trong phật giáo, hoa sen được xem là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên.

Hoa sen còn được chọn làm quốc hoa của đất nước Việt Nam tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.

Hoa sen còn được chọn làm quốc hoa của đất nước Việt Nam tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.

Cánh đồng hoa sen của gia đình chị Hồng được trồng trên phần đất của đập thủy lợi Nông Trường 3. Phần đất này đã được nhà nước đền bù, tuy nhiên, người dân vẫn tận dụng để trồng các loại rau màu, hoa sen...

Cánh đồng hoa sen của gia đình chị Hồng được trồng trên phần đất của đập thủy lợi Nông Trường 3. Phần đất này đã được nhà nước đền bù, tuy nhiên, người dân vẫn tận dụng để trồng các loại rau màu, hoa sen...


                                                                                                                           Theo Văn Long/danviet.vn                                                                                            
https://danviet.vn/mang-giong-sen-bac-vao-dat-tay-nguyen-trong-khong-cham-bon-van-thu-50-trieu-moi-mua-20200602094801221.htm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay45,059
  • Tháng hiện tại1,196,389
  • Tổng lượt truy cập88,551,459
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây