Học tập đạo đức HCM

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào trường học

Thứ tư - 17/06/2020 01:16
Một số trường học tại Lào Cai đưa mô hình nông nghiệp công nghệ cao để các em học sinh có thể tiếp cận ngay khi còn ngồi ghế nhà trường.
Học sinh thu hoạch rau trồng theo mô hình thuỷ canh trong nhà lưới. Ảnh: A.K

Học sinh thu hoạch rau trồng theo mô hình thuỷ canh trong nhà lưới. Ảnh: A.K

Nhà trường ứng dụng thực tiễn

Ở một số huyện vùng cao cũng như thành phố Lào Cai, thực hiện mô hình trường học gắn với thực tiễn nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Không chỉ vậy, các nội dung về trồng trọt, chăn nuôi được tích hợp trong nhiều môn học của nhà trường.

Với lợi thế trường học nội trú trên địa của tỉnh miền núi, có diện tích canh tác lớn nên nhiều trường học tổ chức trồng rau, thậm chí nuôi gà, lợn… nhằm cải thiện bữa ăn cho các em.

Các mô hình trường học nông trại này không chỉ thu hút học sinh tham gia mà còn đem lại nguồn thực phẩm chính cho bữa ăn của các em, tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch đẹp. Song việc làm này có ý nghĩa hơn còn giúp các em có điều kiện tiếp cận thực tế, phù hợp với tập quán, lối sống của người dân địa phương sau những giờ học trên giảng đường.

Các trường ở huyện miền núi đều chọn được cho mình một mô hình phù hợp. Tại Bắc Hà là mô hình trường học sinh thái và đã thành công ở Trường Mầm non Thải Giàng Phố, Trường Tiểu học Tả Phìn, Trường Tiểu học và THCS Tả Van, Trường PTDT Nội trú Bắc Hà…

Còn ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên lại có những mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, trường học nông trại… Nhưng đặc biệt hơn cả, tại huyện Văn Bàn, mô hình trồng cây trong nhà lưới tích hợp công nghệ cao đang là cách làm mới đang áp dụng tại nhiều trường học trên địa bàn.

Tại Trường THCS Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), học sinh được tiếp cận với nhà lưới, nhà kính, trồng cây trên giá thể, tưới tự động…

Mặc dù, gia đình nhiều em sinh sống phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng những trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho việc chăm tưới cũng phần nào thay đổi nhận thức của các em về lĩnh vực nông nghiệp.

Từ khi đi vào hoạt động, hệ thống nông nghiệp công nghệ cao giúp mỗi giờ thực hành của học sinh trong trường có nhiều điểm thú vị và ý nghĩa hơn.

Học sinh Vũ Thanh Thúy, lớp 8A cho biết, khi ở nhà bố mẹ trồng cây kỹ thuật rất đơn giản, không như ở trường nên hiệu quả không cao. Ở trường chúng em học về bảo với bố mẹ áp dụng thì hiệu quả cao hơn. Chúng em rất hứng thú với việc trồng cây như thế này.

Các mô hình trường học gắn với thực tiễn đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giúp học sinh có điều học vừa học tập vừa thực hành, tăng cường trải nghiệm của học sinh. Qua đó phát huy được hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục…

Sản phẩm phục vụ bữa ăn học sinh bán trú

So với việc làm vườn truyền thống trước kia, hệ thống trồng cây áp dụng công nghệ cao của Trường THCS Khánh Yên Hạ cho thấy nhiều ưu việt, giúp canh tác chủ động, đa dạng giống trồng.

Các sản phẩm sau khi thu hoạch về đem phục vụ cho chính bữa ăn của các học sinh bán trú tại trường. Khu vực trồng rau xanh công nghệ cao của nhà trường đủ chia đều cho các lớp và là nguồn thực phẩm phong phú, sạch, dồi dào…

Thầy Nguyễn Văn Tấp - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, khi trồng trong nhà lưới thì áp dụng kỹ thuật cao hơn, không bị bên ngoài tác động vào, hạn chế được sâu bệnh từ đó sản phẩm nhiều và chất lượng. Học sinh qua đó thì thấy được hiệu quả, làm việc hăng say, kết hợp giữa học và hành tốt hơn.

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Bàn, xuất phát từ thành công của các mô hình trường học nông trại trên địa bàn, ngành nông nghiệp huyện đưa thêm ứng dụng công nghệ cao vào nhằm giúp học sinh tiếp cận dần với những kỹ thuật tiên tiến, góp phần định hướng nghề nghiệp, thay đổi tư duy canh tác cho bản thân gia đình các em vốn vẫn lấy nông nghiệp làm trụ cột kinh tế.

“Ngoài hướng dẫn cho các em thì đây cũng là cơ hội để tuyên truyền cho các em thấy được lợi ích của sản xuất ứng dụng công nghệ cao, từ đó có tác động nhất định tới các hộ nông dân là cha mẹ phụ huynh các em để sau này có thể tiếp cận, mở rộng mô hình trên địa bàn”, ông Thiện cho hay.

Hiện, toàn huyện Văn Bàn có tổng cộng 15 trường học được trang bị hệ thống nhà lưới, nhà kính, qua thời gian đi vào vận hành cho thấy hiệu quả hết sức khả quan. Một số trường sau thành công bước đầu đang có ý tưởng chuyển đổi sang một số giống mới và khó hơn như dâu tây, cà chua đen, rau trái vụ, hoa các loại… cho học sinh thỏa sức trải nghiệm, để trường học vốn thực tiễn càng thêm thực tiễn.

Theo Hải Đăng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại779,864
  • Tổng lượt truy cập88,134,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây