Học tập đạo đức HCM

Năm 2025, sẽ có cây, con giống thích ứng với BĐKH

Thứ ba - 10/11/2020 04:55
Ngày 10/11/2020, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
bo-truong-nn.jpg
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn trước Quốc hội

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi (TP. Cần Thơ), chỉ rõ kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam đã có, vậy Bộ trưởng có chiến lược như thế nào về đưa giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Bộ đã làm đến đâu để người nông dân có tâm thế chuẩn bị, tránh làm ô nhiễm môi trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu ở từng vùng, miền. Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng đã được đề cập tại Nghị quyết số 32 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang chịu thách thức của tác động biến đổi khí hậu, yếu tố thượng nguồn và cả những hoạt động ở trên địa bàn chúng ta với những hoạt động chưa đảm bảo bền vững. Trước tình hình đó, để đảm bảo khai thác tiếp tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, trong các nhóm giải pháp thì ngoài việc xoay trục sản phẩm theo hướng: Một là, khai thác tốt tính thích ứng, những sản phẩm gì thích ứng thì chúng ta sẽ mở rộng. Hai là, dựa vào quy luật thị trường.

Chính vì thế, chúng ta có chủ trương là sẽ thúc đẩy thủy sản, thúc đẩy trái cây, cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo và trong các nhóm giải pháp có nhóm giải pháp giống. Do đó, Bộ đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định các chương trình giống quốc gia. Một là về nhánh thủy sản, có 2 giống thủy sản lớn, đó là giống cá tra và giống tôm, 2 ngành hàng rất chính này. Chúng ta đã có chương trình quốc gia về 2 giống này, cụ thể là đối với giống cá tra thì chúng ta xác định khoảng 6.000 hecta với một công suất 4,4 tỷ con cá giống. Xây dựng được một chương trình phát triển giống cá tra 3 cấp, hiện nay đang tập trung cùng các doanh nghiệp và các tỉnh trọng điểm tiến hành.

Như vậy, phấn đấu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chúng ta hoàn toàn chủ động được con giống tốt, vào khoảng 4,4 tỷ, 135.000 cặp bố mẹ. Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới nhất, tức là đã cấy chip điện tử vào những cặp bố mẹ như chúng ta xem trên truyền hình, để đảm bảo sau này phân bổ tránh cận huyết, có được những dòng lựa chọn cho năng suất cao để không chỉ đảm bảo năng suất cạnh tranh mặt hàng này.

Bộ trưởng cho biết, đối với con tôm cũng vậy, hiện nay, một năm chúng ta cần khoảng 120 tỷ con giống, gồm 2 loại tôm sú và tôm thẻ. Chúng ta có chương trình giống này và đang tập trung tích cực chỉ đạo. Cho đến nay, mới làm chủ được khoảng 40% lượng bố mẹ của con tôm thẻ, còn tôm sú hoàn toàn chủ động, hai hướng này đều phải tích cực hơn. Đối với tập đoàn giống bố mẹ, mặc dù nhập khẩu 1 năm chỉ hơn 300.000 cặp bố mẹ con tôm nhưng đây là an ninh nguồn hàng. Do đó, có một chương trình để chúng ta cố gắng chủ động hoàn toàn con giống này. Con tôm sú thuần hóa để làm sao chọn được dòng tốt nhất.

Về nhánh trái cây, ở đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn 10 trái cây điển hình thì có một chương trình để cố gắng năm 2030, bộ giống 10 trái cây này sẽ thuộc top tiên tiến để đảm bảo phục vụ sản xuất cạnh tranh.

Riêng về nhánh lúa gạo, chúng ta rà soát để cơ cấu lại theo 2 hướng: tăng cường các giống chất lượng đường cao, thích ứng với thị trường thế giới. Đồng thời, chọn nhóm giống tăng cường thích ứng bằng cách chịu hạn, chịu mặn để 7 tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long có thể đưa vào cơ cấu này. Cho đến nay, đã có bước tiến tốt, đó là 9 giống vừa qua, giống thơm Việt Nam đã chính thức được EU cho phép vào, điều đó chứng tỏ cơ cấu giống đang đi rất đúng hướng, tập trung thêm các nhóm giống chịu hạn và chịu mặn. Một nhóm việc nữa cần làm là, hiện nay giống tốt, giống xác nhận ở đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 250.000 tấn, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được 65% có chất lượng theo tiêu chuẩn giống xác nhận. Như vậy, phải tăng tỷ nệ này lên để đảm bảo không chỉ có bộ giống phù hợp mà còn có chất lượng phù hợp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, với các nội dung chương trình này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Bộ đã có những chương trình cụ thể, đang phối hợp với các tỉnh, các doanh nghiệp, đặc biệt với bà con nông dân. Rất nhiều bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng trở thành nhà chọn giống rất tốt để cố gắng có được bộ giống cho ba nhóm nông sản chủ lực, thủy sản, trái cây và lúa gạo thích ứng trước tác động biến đổi khí hậu và yếu tố thượng nguồn, cũng như yếu tố nội tại của Việt Nam.

Theo D.T/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/nam-2025-se-co-cay-con-giong-thich-ung-voi-bdkh-post38916.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại820,672
  • Tổng lượt truy cập88,175,742
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây