Học tập đạo đức HCM

Xã thông minh mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói đến là xã như thế nào?

Thứ hai - 09/11/2020 21:26
Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trong đề án chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt, chuyển đổi số vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, trong đó, Bộ đang thí điểm xây dựng mô hình xã thông minh. Vậy như thế nào được gọi là xã thông minh?

Theo Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, việc xây dựng xã thông minh nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn.

Việc xây dựng xã thông minh cũng hướng tới mục tiêu nâng cao kỹ năng số cho người dân để mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặc trưng của xã trên môi trường số.

Xã thông minh mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói đến là xã như thế nào? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Cục Tin học hóa cho biết, các đối tượng tham gia trong mô hình xã thông minh bao gồm: Công chức xã; người dân; du khách, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Được chọn là 1 trong 7 xã thực hiện thí điểm mô hình "Xã thông minh", xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tích tích cực triển khai thực hiện.

Được biết, Hướng Phùng có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như cà phê chè catimor, bơ sáp, chanh dây, măng rừng…; có tiềm năng du lịch cộng đồng.

Chính vì vậy, việc ứng dụng mô hình "xã thông minh" sẽ giúp bà con quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Xã thông minh mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói đến là xã như thế nào? - Ảnh 2.

Xã Hướng Phùng phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Ảnh: I.T

Xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình) cũng đang triển khai thí điểm chuyển đổi số và xây dựng địa phương này thành xã thông minh vào cuối năm 2020.

Để thực hiện mô hình, xã Yên Hòa thực hiện chuyển đổi số trên 4 lĩnh vực: Tái cấu trúc hạ tầng số, thúc đẩy thương mại điện tử, triển khai truyền thanh thông minh và kết nối người dân với bệnh viện thông qua kênh tư vấn, chăm sóc sức khoẻ từ xa.

Cụ thể, xã Yên Hòa sẽ tăng cường an toàn thông tin, kết hợp tái cấu trúc hạ tầng để thúc đẩy việc triển khai chính phủ điện tử tại địa phương. 

Người dân xã Yên Hòa cũng sẽ được tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua QR Code tại bộ phận một cửa và trạm y tế xã.

Xã thông minh mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói đến là xã như thế nào? - Ảnh 3.

Yên Hòa sẽ trở thành một "xã thông minh" nhờ áp dụng chuyển đổi số. Ảnh: Cổng TTĐT Ninh Bình.

Những sản phẩm thế mạnh của Yên Hòa có thể khai thác qua kênh bán hàng online là cá và rau sạch. Cùng với đó, thương mại điện tử cũng sẽ là đầu ra cho các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương như xây dựng và đan lát.

Trên diễn đàn Quốc hội, trả lời đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) về vấn đề chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trong đề án chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt, chuyển đổi số vùng sâu, vùng xa được ưu tiên.

 Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số cho bàn con vùng miền núi đầu tiên là ưu tiên trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục trực tuyến để cho con em mình vùng sâu, vùng xa tiếp cận được bài giảng chất lượng cao và những giáo viên giỏi nhất Việt Nam.

Tiếp theo là vấn đề y tế, ở vùng sâu, vùng xa rất ít bác sĩ nên hệ thống khám chữa bệnh từ xa sẽ được triển khai cho bà con. Cùng với đó là mở các sàn giao dịch thương mại điện tử để bà con bán được nải chuối, quả cam đã sẵn sàng.

"Một xã ở Bắc Kạn,  nhờ đưa công nghệ số quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại, thu nhập tăng từ 1 - 1,5 triệu thành 3 – 3,5 triệu đồng" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ.

 Theo P.V/danviet.vn
https://danviet.vn/xa-thong-minh-ma-bo-truong-nguyen-manh-hung-noi-den-la-xa-nhu-the-nao-20201109094942405.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,095,178
  • Tổng lượt truy cập92,268,907
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây