Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Thêm 1 anh kỹ sư bỏ lương 30 triệu về quê nuôi toàn cá khổng lồ, thu tiền tỷ

Thứ tư - 17/06/2020 23:48
Đang là một kỹ sư thủy sản lành nghề với mức lương gần 30 triệu đồng/tháng, anh Đỗ Văn Khương (38 tuổi) ở xóm 9, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) vẫn quyết định bỏ về quê đào ao nuôi cá. Trại cá của anh Khương có nhiều con cá chép "siêu to khổng lồ", ai xem cũng trầm trồ...
Nam Định: Kĩ sư bỏ phố về quê nuôi cá khổng lồ, bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Kỹ sư Đỗ Văn Khương (38 tuổi) ở xóm 9, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bỏ phố về quê nuôi cá. Anh Khương rất tự tin với tay nghề nuôi cá của mình.

Sau khi tất bật bắt cá, cân cá, tính toán số lượng với các thương lái xong, anh Khương mới có thời gian ngồi trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
 

Anh Khương kể, tốt nghiệp Đại học Thủy sản 2005, anh xin vào làm cho một công ty chuyên về thức ăn Thủy sản. Sau một thời gian dài miệt mài phấn đấu, chăm chỉ, sáng tạo trong làm việc, anh được phía công ty trả cho một mức lương hậu hĩnh, gần 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương gần 30 triệu đồng/tháng đối với một kỹ sư thủy sản ở thời điểm ấy quả là giấc mơ của nhiều người.

Mọi người ai cũng mừng cho anh, ra trường xin được công việc ổn định lương cao, ai cũng tin chắc anh còn thăng tiến hơn nữa trong công ty.

Nhưng gắn bó được hơn 5 năm tại công tay thức ăn chăn nuôi thủy sản, đùng một cái, anh Khương quyết định xin nghỉ.

Nhiều người cứ tưởng anh kiếm được cái mối nào đó có lương cao hơn nên mới nhảy việc. Có ai đâu ngờ, anh Khương khăn gói về quê đào ao thả cá. Quyết định này của anh khiến người thân phản đối, anh em ngỡ ngàng, ai cũng tiếc cho anh lương tháng gần 30 triệu đồng lại bỏ về làm nông dân.

Nam Định: Kĩ sư bỏ phố về quê nuôi cá khổng lồ, bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Trung bình mỗi năm gia đình anh Khương xuất bán được hơn 50 tấn cá thịt với 2 loại cá ngon như cá trắm, cá chép, mang về doanh thu hàng tỷ đồng.

Chia sẻ về quyết định này, anh Khương cho biết, trong thời gian làm ở công ty, anh có dịp được đến khảo sát nhiều mô hình nuôi cá bài bản, quy mô lớn và thường cho lợi nhuận cao. Trong khi đó ở địa phương anh có nhiều điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá-đó là hệ thống ao hồ và cơ bản môi trường còn khá tốt.
 

"Về quê hay làm thuê cho công ty cũng đều là nuôi cá, nếu xét về bản chất thì công việc vẫn không thay đổi. Chỉ khác là trước làm cho doanh nghiệp-làm công ăn lương, giờ mình làm cho mình. Nếu mà mình tự làm cho mình mà có thu nhập tốt hơn, trong khi đó mình đã nắm trong tay khá chắc kỹ thuật nuôi thủy sản. Nói thì thế, nhưng có bắt tay vào làm mới thấy không hề đơn giản...", anh Khương tâm sự.

Với số tiền mà anh tích góp được từ ngày đi làm cho doanh nghiệp ở mức lương cao, cuối năm 2010, anh Khương thuê 3 ha đồng chiêm trũng của xã Giao Thịnh để xây dựng ao nổi theo hệ thống để nuôi cá. 

Đây vốn là khu đồng trũng, cấy lúa chỉ ăn chắc được 1 vụ, năng suất thấp.

Không chọn nuôi các loại cá đặc sản như bao nhiêu người khác, anh Khương lại quyết định thả nuôi 2 loại cá truyền thống là cá trắm cỏ và cá chép.

Nam Định: Kĩ sư bỏ phố về quê nuôi cá khổng lồ, bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Trong trại nuôi cá của anh Khương, mỗi con cá chép nặng cả chục kg là bình thường. Trong ảnh là 1 con cá chép nặng hơn 10kg được một khách hàng đặt từ trước để mua làm quà biếu.

"Hai loại cá trắm và cá chép này là mặt hàng phổ thông, gần như xuất hiện ở nhiều bữa cơm gia đình, nhà hàng, quán ăn nên vô cùng dễ bán, không bao giờ sợ ế ẩm mà giá cả lại ổn định. Mặt khác, đây là hai loại cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, năng suất cao nên tôi bắt đầu khởi nghiệp với 2 loại cá trắm, cá chép này", anh Khương chia sẻ.

Cũng kể từ đó, nhờ nắm vững được kỹ thuật nuôi cá nên đàn cá nhà anh lớn nhanh như thổi. Năm nào anh Khương cũng đều đặn xuất bán ra thị trường hơn 50 tấn cá trắm, chép loại từ 4-5 kg/con với giá trung bình trên khoảng 50 ngàn đồng/kg. Doanh thu mỗi năm từ nuôi cá thịt, cá giống của trang trại lên đến 2,5 tỷ, sau khi trừ hết chi phí anh Khương lãi hơn 500 triệu đồng.

Nam Định: Kĩ sư bỏ phố về quê nuôi cá khổng lồ, bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Trung bình mỗi năm anh Khương bán ra khoảng 10 triệu con cá giống nước ngọt các loại, mỗi con cá giống có giá dao động từ 200 - 1000 đồng.

Nói về bí quyết nuôi cá của mình anh Khương cho hay, nuôi cá trên ao nổi có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với ao đất bình thường như độ thoáng cao, chủ động cung cấp nhiều ô xi, dễ quản lý, thu hoạch đơn giản....

Nếu nuôi trên ao nổi thì trung bình một năm có thể nuôi được 2 lứa cá, mỗi lứa thả nuôi khoảng 6 tháng là có thể xuất bán được. Cá giống khi thả nuôi phải đạt trọng lượng trên 500g và khỏe mạnh.

Anh kỹ sư thủy sản Đỗ Văn Khương tâm sự: "Ông bà ta có câu "Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt" thì nếu xét vào thời điểm hiện tại là không sai. Nuôi cá ao nổi chắc ăn và không bao giờ sợ rủi ro do thiên tai, thường là vụ nào cũng lãi, chỉ là lãi ít hay lãi nhiều. Đặc biệt nuôi cá trong ao nổi không sợ bị chết hàng loạt, do mình có thể kiểm soát được dịch bệnh. Nếu cá mắc bệnh thì hoàn toàn chủ động có thể xử lý được.

Nam Định: Kĩ sư bỏ phố về quê nuôi cá khổng lồ, bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Theo anh Khương, nuôi cá rất chắc ăn và không bao giờ sợ lỗ, mỗi kg có thể lãi từ 10-15 ngàn đồng.

"Nếu như thời gian gần đây các loại gia súc, gia cầm giá bán lên xuống thất thường thì con cá truyền thống thì ngược lại. Giá bán cá trắm, cá chép lại ổn định, ít khi lên xuống nên cho hiệu quả kinh tế cao. Nuôi cá trong ao nổi tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng nuôi cá cho lợi nhuận ổn định, hoàn toàn có thể làm giàu được", anh Khương tiết lộ

Ngoài nuôi cá thịt thương phẩm, gia đình anh Khương còn ươm các loại cá giống nước ngọt để cung cấp con giống chất lượng cho bà con trong tỉnh.

Trung bình mỗi năm anh Khương bán ra khoảng 10 triệu con cá giống nước ngọt các loại, mỗi con cá giống có giá dao động từ 200 - 1000 đồng. Nguồn thu từ bán cá giống mang về doanh thu cho gia đình anh Khương hàng trăm mỗi năm. 

Từ nuôi cá thương phẩm và ươm cá giống mà mỗi năm anh Khương có lãi hơn 700 triệu đồng.

Nguồn tin: Phạm Anh/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay44,988
  • Tháng hiện tại549,700
  • Tổng lượt truy cập92,927,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây