Học tập đạo đức HCM

Nghĩa Đàn: Bàn việc trồng và phát triển cây mắc ca tại miền Tây Nghệ An

Chủ nhật - 07/06/2020 11:00
Ngày 6/6 tại xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng với địa phương, đã tổ chức hội thảo trồng và phát triển cây mắc ca tại khu vực phía Tây Nghệ An.

Đến tham dự buổi Hội thảo có Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Nghĩa Yên, Công ty Bảo Ngọc và 236 nông dân thuộc khu vực phía Tây Nghệ An.

img_20661.JPG

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng mắc ca với bà con 3 địa phương miền Tây Nghệ An, ông Lê Văn Huấn, xóm Lắc, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn, cho biết: Năm 2013 – 2015, sau khi tham khảo trên báo chí và bà con Tây Nguyên, ông đã trồng 131 cây mắc ca.

Sang năm thứ 2 đã có quả bói, song, ông không để hoa, vì vậy, sang năm thứ 3, cây ra trái rất nhiều. Nay đã là năm thứ 5, mắc ca cho quả đều và rất sai, rất thích hợ với vùng đất Nghĩa Đàn.

Ở huyện Tân Kỳ, ông Dương Văn Thắng cho biết, cây mắc ca rất phù hợp đất Tân Kỳ và khu vực miền Tây Nghệ An, ví như bà con huyện miền núi cao Con Cuông cũng đã trồng mắc ca, và đã thành công.

Theo đó, nếu bà con bận rộn ít chăm sóc, mắc ca vẫn có quả sai, và rất dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Song, một số bà con đang băn khoăn về đầu ra, tránh tình trạng một số cây trồng đã bị vướng mắc, ví như cây ớt cay….

Vì vậy, Tân Kỳ mong muốn có giao kèo, ký kết, để bà con tin tưởng, yên tâm sản xuất. Hoặc, vấn đề vay vốn Ngân hàng Liên Việt, lãi suất như thế nào, cần được giải thích rõ.

Mặt khác, nông dân Tân Kỳ hiện đang trồng keo lai, nay chuyển sang trồng mắc ca có được không, sau 4 – 5 thu hoạch có đạt hiệu quả không?

Hoặc, Sơn La, Tây Nguyên đã trồng thành công, hội thảo cần nêu rõ một số kết quả các địa phương trên đã đạt được, và những kinh nghiệm cần thiết để chúng tôi học hỏi.

img_2060-1.JPG
 

Bà con khu vực phía Tây Nghệ An tham gia hội thảo về cây mắc ca.

Phó chủ tịch UBND xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp cũng có ý kiến: Bà con muốn đưa cây mắc ca về trồng, do lợi ích kinh tế đã thấy rõ, song còn băn khoăn cây giống, vì quan trọng nhất của cây mắc ca là giống phải chuẩn.

Tất cả những ý kiến của bà con khu vực miền Tây Nghệ An nói trên, đều được các kỹ sư, cán bộ Ngân hàng Liên Việt giải thích rõ.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp Hội Mắc ca, cho biết: “Về cây giống, Nghĩa Đàn đã có vườn cây giống đạt chuẩn của Công ty Bảo Ngọc, bà con nên mua cây giống ở đây, vì đã được Hiệp hội Mắc ca xác nhận là vườn cây giống chuẩn.

Về đầu ra, hiện mắc ca chưa đủ sản lượng để xây dựng nhà máy chế biến, hàng năm chỉ thu được một ít nhỏ để xuất khẩu, hoặc bán trong dịp Tết…

Nếu muốn vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trồng mắc ca, bà con chỉ cần có sổ đỏ, hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc đất đang canh tác, không có tranh chấp là được.

Tuy nhiên, người dân nên cân nhắc, mắc ca là cây dài ngày, khoảng 3 năm mới có quả bói, 5 năm sau mới cho quả ổn định. Do vậy, cách tốt nhất là nên lấy ngắn nuôi dài.

Ví như ở miền Nam, bà con thường trồng xen cà phê, hồ tiêu với mắc ca; khu vực Tây Bắc có sáng kiến trồng xen chè, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đây là điều bà con phía Tây Nghệ An nên tính toán, tìm cho mình cây phù hợp nhất. Mặt khác, không phải chịu áp lực vay vốn ngân hàng”.

Đặc biệt, trước khi chia tay, đoàn công tác đã đến thăm khu vườn 4 ha của anh Nguyễn Bá Phượng, xóm 15, xã Nghĩa Thuận, Thị xã Thái Hoà, anh Phượng cho biết, anh có 100 ha đất đồi rừng. Trong đó, mới trồng được 4 ha mắc ca, giống chuẩn, có uy tín.

img_20771.JPG

Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, thăm khu vườn của bà con.

Song, do gia đình bận rộn, chỉ trồng rồi để đấy, không chăm sóc, thấy bà con trồng cũng trồng theo, chưa có ý tưởng đầu tư bền vững cho cây mắc ca. Mặc khác, gia đình cũng đã trồng xen cây sả, và chỉ chăm sóc sả để bán hàng ngày, để mặc mắc ca không chăm sóc. Tuy nhiên, đến mùa, mắc ca vẫn cho quả, và quả rất sai.

Từ thực tế như vậy, ông Huỳnh Ngọc Huy đã có ý kiến: “Hiệp hội sẽ đảm nhận việc chăm sóc, hồi phục vườn mắc ca của anh Phượng, để làm khu vườn mẫu cho bà con khu vực phía Tây Nghệ An, đến tham quan học hỏi”.

Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay40,346
  • Tháng hiện tại699,673
  • Tổng lượt truy cập93,077,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây