Học tập đạo đức HCM

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang

Thứ bảy - 06/06/2020 10:38
(Chinhphu.vn) – Chiều nay, 6/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang, địa phương được biết đến như “thủ phủ” trái cây khu vực phía Bắc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Cùng dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo một số bộ, ngành.

Bắc Giang, tỉnh miền núi đứng thứ 36 cả nước về diện tích, thứ 12 về dân số dự kiến sẽ đạt và vượt 17/17 chỉ tiêu kinh - tế xã hội chủ yếu của giai đoạn 2016-2020; trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14,6% (riêng 2019 đạt 16,2%, đứng thứ 3 cả nước).

Từ một tỉnh khó khăn, nay GRDP của Bắc Giang hiện đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. GRDP bình quân/người được rút ngắn so với cả nước (dự kiến đến hết năm 2020, đạt trên 3.000 USD, bằng bình quân chung cả nước). Thu ngân sách tăng bình quân 18,3% (năm 2019 đạt mức cao nhất, trên 12 nghìn tỷ đồng).

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Bắc Giang hiện được đánh giá là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất về thu hút đầu tư. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 10.930 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng vốn đăng ký 85 nghìn tỷ đồng (vượt mục tiêu đề ra - 10.000 doanh nghiệp). Toàn tỉnh hiện có 5 khu công nghiệp (KCN) (tỷ lệ lấp đầy đạt 81,7%), 30 cụm công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy đạt 51,5%), với trên 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng tại lễ xuất hành đoàn xe vải thiều Bắc Giang tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước, sáng 6/6. - Ảnh: VGP

Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, các hàng hóa chủ lực có chất lượng. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn với hàng trăm mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng. Đặc biệt, tỉnh đã hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung với diện tích trên 50.000 ha, đứng thứ 4 cả nước, vùng vải thiều 28.000 ha, lớn nhất cả nước; sở hữu tổng đàn lợn lớn thứ 4 (trên 1,25 triệu con) và đàn gà đứng thứ 3 toàn quốc (15,7 triệu con).

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang, khó khăn lớn nhất đối với tỉnh hiện nay để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội là về kết cấu hạ tầng. Để sẵn sàng các điều kiện đón làn sóng chuyển dịch vốn đầu tư FDI trong khu vực, nhất là sau tác động mạnh mẽ từ dịch COVID-19, tỉnh đã đưa ra một số kiến nghị, chủ yếu về cơ sở hạ tầng như đề nghị phê duyệt bổ sung KCN - đô thị - dịch vụ Yên Sơn - Bắc Lũng và KCN- đô thị - dịch vụ Yên Lư vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020, về quy hoạch tỉnh Bắc Giang là vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia, về xây dựng cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 31, Quốc lộ 37 đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang…

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh khó khăn những tháng đầu năm 2020, Bắc Giang đạt tăng trưởng kinh tế 7,4% trong quý I/2020 là mức cao so với cả nước. Thủ tướng đánh giá cao quyết tâm của tỉnh trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra năm 2020.

Dẫn lời nói của Bác Hồ nhận định Bắc Giang có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng bào tỉnh Bắc Giang lao động cần cù và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành góp ý về những giải pháp phát triển cho Bắc Giang, để làm sao tỉnh miền núi này phát huy được các lợi thế như có các danh thắng nổi tiếng, sản vật đặc sắc… Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết các kiến nghị của Bắc Giang, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách cho tỉnh phát triển.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về cuộc làm việc này.

Đức Tuân/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay28,889
  • Tháng hiện tại1,180,219
  • Tổng lượt truy cập88,535,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây