Học tập đạo đức HCM

Ngôi chợ tiểu thương 'nói không với túi nilon' ở miền Tây

Thứ ba - 23/06/2020 02:31
Thời gian qua, phong trào nói không với rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon đã được các ngành và các địa phương tích cực triển khai.
Các tiểu thương lúc đầu chưa hiểu, dần dần đã nhận thức được ý nghĩa của việc dùng lá các loại cây bao gói thực phẩm.

Các tiểu thương lúc đầu chưa hiểu, dần dần đã nhận thức được ý nghĩa của việc dùng lá các loại cây bao gói thực phẩm.

Tại thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), có một mô hình đã được duy trì hơn 1 năm nay do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phát động.

Thông qua mô hình này đã giúp giảm thiểu một lượng đáng kể túi nilon vứt ra môi trường, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về tầm ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với cuộc sống. Đó chính là mô hình “tiểu thương hạn chế sử dụng túi nilon” ở chợ ông Hộ thuộc xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc.

Có mặt tại chợ ông Hộ, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là ở hầu hết các sạp hàng từ rau, củ, quả cho đến thịt, cá đều có để sẵn một bó lá gồm lá chuối, lá môn, lá sen hay lá lục bình... Công dụng của những chiếc lá này chính là bao gói thực phẩm bán cho khách thay cho những chiếc túi nilon.

Trước đây, khi chưa thực hiện mô hình này, mỗi người đi chợ thường xách khá nhiều túi nilon đựng thực phẩm thì giờ đây, các chị đi chợ chỉ cần mang theo 1 chiếc giỏ xách, những giỏ xách này do Hội Liên hiệp Phụ nữ ở địa phương phát miễn phí. Các loại củ, quả sẽ được cho thẳng vào giỏ xách, đối với rau sẽ được gói vào lá; riêng thịt, cá được bỏ vào túi tự hủy thay cho những túi nilon thông thường.

Dùng lá chuối bao gói thực phẩm vừa sạch sẽ, vừa tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường.

Dùng lá chuối bao gói thực phẩm vừa sạch sẽ, vừa tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường.

Bà Huỳnh Thị Phấn là tiểu thương bán rau củ ở chợ ông Hộ chia sẻ: “Xài lá môn lá chuối thì tốt hơn túi nilon, thứ nhất là nó dễ kiếm ở xung quanh nhà nên giúp mình giảm một phần chi phí, thứ 2 là xài các loại lá như vầy thì nó tiêu hủy mau không ô nhiễm môi trường nên chị em tiểu thương ở đây ai cũng ủng hộ”.

Tính đến thời điểm này, hầu hết tiểu thương trong chợ đã tham gia mô hình. Để duy trì mô hình này, Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương đã không ngừng tuyên truyền, vận động theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, từ đó đã từng bước thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của mọi người, không chỉ tiểu thương đồng tình mà người đi chợ cũng nhiệt tình hưởng ứng.

Mô hình này ngày càng lan rộng, được người mua hàng tích cực hưởng ứng.

Mô hình này ngày càng lan rộng, được người mua hàng tích cực hưởng ứng.

Chị Võ Kiều Trinh là tổ trưởng tổ tiểu thương hạn chế sử dụng túi nilon chợ ông Hộ cho biết thêm: “Bước đầu chị em cũng hơi do dự vào tổ nhưng một thời gian sau thấy có hiệu quả là mình giảm chi phí, rồi khách hàng cũng đồng tình thành ra chị em tích tự nguyện tham gia. Bước đầu khách hàng cũng hơi khó chịu một chút nhưng khi thấy được ý nghĩa của việc làm này mọi người cũng vui vẻ ủng hộ”.

Theo thống kê, một chiếc túi nilon được sử dụng trong 5 phút chỉ mất 5 giây để sản xuất và vứt bỏ trong vòng 1 giây nhưng để phân hủy được nó phải mất đến hàng trăm năm. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng từ 5 đến 10 túi nilon mỗi ngày thì sẽ có hàng triệu chiếc túi nilon thải ra môi trường.

Do đó, việc xách giỏ đi chợ, mỗi người hạn chế sử dụng túi nilon như cách mà các chị em phụ nữ ở chợ ông Hộ đang làm cũng đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Các tiểu thương ở chợ ông Hộ sử dụng các loại lá và túi tự hủy thay cho túi nilon khi bán hàng.

Các tiểu thương ở chợ ông Hộ sử dụng các loại lá và túi tự hủy thay cho túi nilon khi bán hàng.

Bà Trần Thị Hoàng Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Sa Đéc, cho biết, ngoài mô hình tiểu thương hạn chế sử dụng túi nilon thì thời gian qua, Hội LHPN thành phố còn tuyên truyền đến hội viên phụ nữ về hạn chế sử dụng rác thải nhựa bằng nhiều hình thức, như tổ chức sinh hoạt chuyên đề về "5 không 3 sạch", ra quân thu gom rác thải nhựa và tổ chức hội thi bảo vệ môi trường. Hội cũng đã thành lập nhiều mô hình như phụ nữ xách giỏ đi chợ, thùng rác hộ gia đình... qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ.

Theo Thanh Nghĩa/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại516,082
  • Tổng lượt truy cập92,893,746
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây