Học tập đạo đức HCM

Người Thái làm chủ kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Thứ bảy - 12/06/2021 08:02
Nhận thấy tiềm năng nghề nuôi ong lấy mật, xã Yên Nhân (Thường Xuân, Thanh Hóa) đã đầu tư kinh phí hỗ trợ đồng bào dân tộc Thái phát triển và nhân rộng mô hình.
Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật  bằng tổ vuông cho đồng bào dân tộc Thái xã Yên Nhân. Ảnh: VD.

Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật  bằng tổ vuông cho đồng bào dân tộc Thái xã Yên Nhân. Ảnh: VD.

Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Yên Nhân sau đó được “tiếp sức” từ nguồn vốn chương trình 135 và 30a giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đến nay, gần 50 hộ nuôi ong lấy mật của đồng bào dân tộc Thái tại xã Yên Nhân đã cơ bản thoát nghèo.

Với trên 500 đàn ong, mỗi năm đồng bào Thái Yên Nhân thu về trên dưới 1 tỷ đồng. Đây là một nguồn thu không nhỏ đối với đồng bào Thái tại vùng cao Yên Nhân.

Năm 2019, anh Vi Văn Vĩnh, trú tại thôn Chiềng được UBND xã Yên Nhân hỗ trợ 3 tổ ong mật. Lúc đầu, anh Vĩnh rất lo lắng vì nghề nuôi ong lấy mật dù xuất hiện ở Yên Nhân từ rất lâu nhưng kỹ thuật nuôi ông trong tổ vuông, quay lấy mật hoàn toàn mới mẻ. Nhưng qua những buổi tập huấn và thực tế mày mò tìm hiểu, cuối cùng anh Vĩnh và nhiều hộ dân dần thành thạo các kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

Nhờ nuôi ong lấy mật, mỗi năm gia đình anh Vĩnh có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Ảnh: VD.

Nhờ nuôi ong lấy mật, mỗi năm gia đình anh Vĩnh có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Ảnh: VD.

“Nhờ áp dụng đúng hướng dẫn trong các buổi tập huấn, dần dần tôi biết cách tạo ong chúa để đàn khỏe mạnh, biết chủ động tách đàn khi cần. Vì thế, đến nay, tôi đã có gần 100 đàn ong, mỗi năm cũng thu về gần 200 triệu đồng”, anh Vĩnh phấn khởi.

Không chỉ phát triển đàn ong cho gia đình, anh Vĩnh còn tách đàn, bán giống cho đồng bào trong xã. Ngoài diện tích đất gia đình đang có để nuôi ong, anh Vĩnh thuê thêm vườn của người dân trong xã để nuôi ong lấy mật.

Vài năm gần đây, trước thực tế nghề nuôi ong tại địa phương phát triển, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Yên Nhân đã được thành lập. Nhiệm vụ của HTX là phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đưa sản phẩm mật ong đến với người tiêu dùng gần xa. UBND xã Yên Nhân còn hỗ trợ HTX mua máy tách thủy phân để giúp mật ong được đóng chai chất lượng, bảo quản được lâu.

Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho hay, lúc đầu, xã chỉ hỗ trợ 6 hộ 18 tổ ong, sau đó chương trình 30a và 135 hỗ trợ thêm về tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ ong giống cho 70 hộ. Đế nay, các hộ tự nhân giống và phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Mật ong Yên Nhân được xét nghiệm và đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chúng tôi đang xúc tiến để xây dựng sản phẩm OCOP và xúc tiến công tác thị trường để sản phẩm có đầu ra ổn định. Lâu nay, mật ong Yên Nhân nổi tiếng nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ nhỏ lẻ”, ông Thiện cho biết.

Ngoài diện tích vườn nhà, anh Vĩnh phải thuê thêm đất để đặt tổ nuôi ong lấy mật. Ảnh: VH.

Ngoài diện tích vườn nhà, anh Vĩnh phải thuê thêm đất để đặt tổ nuôi ong lấy mật. Ảnh: VH.

Còn ông Lê Hoàng Cường, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho biết thêm, toàn xã có 19.000ha đất tự nhiên, trong đó đất rừng chiếm 95%, đa phần là rừng tự nhiên thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên nên diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên kinh tế Yên Nhân rất khó khăn.

Nằm lọt thỏm trong vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên với nhiều loài cây rừng cho hoa quanh năm, phát triển nghề nuôi ong lấy mật sẽ giúp người dân thay đổi cuộc sống. Đến nay, 70 hộ dân xã Yên Nhân được hỗ trợ ong giống đều đã thoát nghèo. Đến hết năm 2021, Yên Nhân phấn đấu sẽ nhân giống, nâng lên 1.000 đàn ong.

Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Thường Xuân cho hay, toàn huyện Thường Xuân hiện có 800 hộ nuôi ong lấy mật với tổng số trên 2.800 đàn ong, tập trung tại các xã Yên Nhân, Bát Mọt, Lươn Sơn, Xuân lẹ... Gần đây có một doanh nghiệp đã đặt vấn đề thu mua mật ong Thường Xuân, nếu đầu ra tốt, trong vòng vài năm tới, sản lượng mật ong tại Thường Xuân sẽ tăng 2-3 lần.

Theo Võ Dũng - Văn Hùng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nguoi-thai-lam-chu-ky-thuat-nuoi-ong-lay-mat-d293601.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay19,544
  • Tháng hiện tại843,094
  • Tổng lượt truy cập89,521,428
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây