Học tập đạo đức HCM

Ninh Bình: Nuôi loài côn trùng ngày bay đêm ngủ ở ven biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu

Thứ bảy - 12/06/2021 19:40
Để tránh nắng nóng làm ảnh hưởng đến đàn ong, ngày nào cũng vậy, ông Nguyễn Hùng Ái (46 tuổi, ở Tam Điệp- Ninh Bình) dậy từ 4 giờ sáng để khai thác mật ong sú vẹt - mật ngọt từ biển. Nhờ công việc này mà nhiều tuần nay, mỗi ngày ông bỏ túi cả vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Là một người nuôi ong du mục, rong ruổi khắp mọi nơi để đi khai thác mật ngọt của các loại hoa. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa hoa sú vẹt, ông Ái lại đưa hơn 400 đàn ong của mình xuống ven biển của huyện Kim Sơn khai thác mật ngọt của biển, nơi có hơn 12.000 ha rừng ngập mặn sú vẹt.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 2.

Mỗi ngày ông Nguyễn Hùng ÁI khai thác được từ vài chục đến 100 lít mật ong sú vẹt.

Vì có diện tích rừng ngập mặn sú vẹt lớn nên tiềm năng về khai thác mật là rất lớn. Chính vì vậy, nhiều tuần nay, ngày nào cũng vậy, ông Ái thức giấc khoảng 4h sáng để chuẩn bị khai thác mật ong sú vẹt. 

Sau khi chuẩn bị xong, trời mới tờ mờ sáng ông Ái cùng 2 người khác lại bắt đầu với công việc của mình.

Mỗi người một công đoạn, người thì phụ trách công việc lấy từng cầu ong trong tổ ra, người thì chuyển những cầu ong này đến chỗ quay mật và công đoạn quay mật đòi hỏi tay nghề cao được ông Ái đảm nhiệm. 

Dù công đoạn nào, mỗi người cũng phải cần có một chiếc bếp tự chế để tạo khói, nhằm làm đàn ong hiền đi và không cản trở đến công việc lấy mật.

Từng cầu ong nặng trĩu, sau khi giũ hết đàn ong ra khỏi cầu làm lộ bầu mật căng mọng đã vít nắp, dấu hiệu đã đến lúc khai thác. Từng cầu ong đó được vận chuyển đến chỗ ông Ái, ông nhẹ nhàng lấy dao cắt hết những nắp mật này ra.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 3.

Công việc khai thác mật ngọt của biển từ 5h sáng cho đến 9h, nếu làm vào thời điểm khác sẽ làm hại đàn ong.

Sau đó cho hết vào thùng quay, mỗi lần quay khoảng 20 cầu như vậy, từng giọt mật màu vàng nhạt bắn ra thành thùng quay nhìn rất hấp dẫn. 

Cứ quay cho đến khi nào không còn mật văng ra nữa thì thôi. "Đấy chính là mật ngọt từ biển, từ mà dân chúng tôi gọi cho loại mật đặc biệt này, không nhầm lẫn với bất kì loại mật nào khác" - ông Ái cười nói.

Chia sẻ với báo điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Hùng Ái cho biết, năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, chỉ mất một đợt nóng nhưng chỉ kéo dài có mấy hôm, rất thuận lợi cho đàn ong đi kiếm mật. 

Chính vì vậy sản lượng mật tương đối cao và chất lượng mật cũng cao hơn hẳn so với các năm trước.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 4.

Những chú ong cần mẫn đi kiếm mật ngọt về cho chủ nhân của chúng.

Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì khoảng 5-7 ngày là có thể quay mật, nhưng cũng có thời điểm thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều thì khoảng hơn 10 ngày mới được thu hoạch mật ong 1 lần.

Cách thu hoạch "mật ngọt của biển" cũng giống như cách thu hoạch của các loại mật ong bình thường khác. Khi ong đi kiếm đủ phấn hoa làm đủ mật sẽ vít nắp lại, sau đó cho các cầu ong này vào guồng quay để lấy mật.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 5.

Những thùng ong được đặt ngay trên con đê biển của huyện Kim Sơn, bên dưới là những cánh rừng sú vẹt rộng lớn, nơi kết tinh ra vị ngọt giữa biển khơi mặn chát

Theo ông Ái, đối với các hộ nuôi ong mà có ít đàn thì người ta quay theo đợt, trung bình cứ khoảng trên 1 tuần cho 1 đợt. Còn đối với gia đình ông thì ngược lại, vì có đàn ong lên tận 400 đàn nên hầu như ngày nào cũng quay mật.

Trung bình mỗi ngày được từ vài chục đến trên 100 lít mật, giá bán tại chỗ đang ở mức 100 ngàn đồng/lít. Khai thác được bao nhiêu là có người đến tận nơi mua hết, hầu như không phải đem đi nơi khác bán.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 6.

Vào vụ khai thác mật sú vẹt, trung bình mỗi ngày ông ÁI bỏ túi từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng.

"Vào mùa sú vẹt thì hầu như quay liên tục, chỉ trời mưa mới nghỉ, cứ quay từ đầu này đến đầu kia là vừa một vòng quay. Vào dịp thời tiết thuận, mát mẻ ong đi làm được nhiều thì ngày kiếm được trên 100 lít, còn dịp nào mà nóng bức thì chỉ được vài chục lít, tính ra trung bình mỗi ngày kiếm được 5- 6 triệu", anh Ái tiết lộ.

Ông Nguyễn Hùng Ái cho biết, cây sú, vẹt là một loại cây chịu mặn mọc ở ven biển, nhất là các vùng bãi cửa biển. Cây sú, vẹt sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt với độ mặn cao, nhưng hàng năm vẫn ra hoa từ đầu tháng 5 cho đến đầu tháng 7.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 7.

Mỗi một cầu ong vào chu kì quay có thể cho đến 500ml mật, mỗi thùng ong có thể cho vài lít mật/một lần quay.

Giữa cái mặn chát của nước biển nhưng hoa sú, vẹt vẫn bung nở và chứa nhiều phấn. Đây chính là nguồn nguyên liệu quý để ong đem về làm ra thứ mật ngon, có vị ngọt khác lạ nên được mọi người gọi vui với nhau là "mật ngọt của biển".

Noi thêm về mật ong sú vẹt, ông Ái cho biết, cây sú vẹt mọc tự nhiên, hoa sú vẹt nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên được người tiêu dùng coi là mật sạch.

Ngoài đặc điểm sạch tự nhiên, mật ong làm từ phấn hoa sú vẹt còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ tốt trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày và đại tràng nên được thị trường rất ưa chuộng và có giá khá cao.

Ninh Bình: Sáng dậy sớm lấy mật ngọt từ biển, mỗi ngày ông nông dân này đút túi chục triệu triệu - Ảnh 8.

Rừng ngập mặn ở ven biển huyện Kim Sơn không những bảo vệ đất liền khỏi những cơn sóng dữ, mà còn tạo ra nhiều kế sinh nhai cho nhiều bà con ở Ninh Bình.

Hiện mỗi lít mật hoa sú vẹt có giá khoảng 100.000 đồng. Mật ong làm từ phấn hoa sú vẹt có những tác dụng riêng cho sức khỏe mà không loại mật nào có được nên đầu ra cũng khá thuận lợi, có bao nhiêu thương lái cũng đến mua hết bấy nhiêu. 

Riêng việc bảo quản mật ong làm từ phấn hoa sú vẹt cũng khá đơn giản chỉ cần tránh ánh sáng trực tiếp là được. Do là mật nguyên chất nên để và sử dụng được rất lâu mà không lo bị hỏng.

Theo Phạm Quan/danviet.vn
https://danviet.vn/ninh-binh-nuoi-loai-con-trung-ngay-bay-dem-ngu-o-ven-bien-moi-ngay-ong-nong-dan-nay-dut-tui-chuc-trieu-20210611203232516.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại232,572
  • Tổng lượt truy cập92,610,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây