Trước khi bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Cầu Kè có xuất phát điểm thấp, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 toàn huyện 6.644 hộ nghèo (chiếm 21,81%), sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ lại đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Năm 2011 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn hệ thống chính trị. Do đó, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân đã triển khai chương trình tới các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư. Qua 10 năm (2010 -2020) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ tích cực có hiệu quả từ các Sở, ngành tỉnh; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cầu Kè đã chủ động phát huy nội lực, tranh thủ sự đầu tư của tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; các công trình văn hóa, y tế, giáo dục…cảnh quan môi trường nông thôn có bước tiến bộ; trình độ dân trí, mức thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật ở cơ sở được củng cố, tăng cường theo hướng trong sạch vững mạnh,… góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sáng – xanh – sạch – đẹp.
Ảnh: Đèn đường chiếu sáng nông thôn xã Phong Phú
Từ những hướng đi đúng đắn và hợp lòng dân. Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 là 10.057,412 tỷ đồng, trong đó dân đóng góp là 13,197 tỷ đồng, qua đó đã đầu tư xây dựng mới 428 tuyến đường giao thông, dài 642 km bao gồm trục xã và liên xã, đường trục ấp, liên ấp, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng. Ngoài ra, các công trình điện, trường học, trạm y tế, hệ thống chợ cũng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa để đáp ứng nhu cầu của người dân. Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân nông thôn, huyện có hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện đã thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt. Huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án mỗi xã 01 sản phẩm, từ đó các xã đã cụ thể từng địa phương để triển khai thực hiện đạt kế hoạch. Trong sản xuất nông nghiệp Huyện tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực với phương châm là “tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, độ đồng đều cao, giảm giá thành, nâng cao chất lượng cạnh tranh trên thị trường và liên kết đầu vào đầu ra sản phẩm”, đồng thời sản xuất phải gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Huyện thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể như sau: (1) Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cây Bưởi da xanh sử dụng phân bón vi sinh, theo hướng nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 3 xã, với tổng diện tích 35 ha; (2) Mô hình lúa sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm với diện tích 264,6 ha; (3) Mô hình lúa sản xuất theo hướng sử dụng phân bón thông minh với diện tích 30 ha (4) Mô hình lúa Cánh đồng lớn với diện tích 100 ha.
Ngoài ra huyện còn triển khai thực hiện các dự án: (1) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây măng cụt sử dụng phân bón vi sinh, theo hướng nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 20 ha; (2) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo, hướng đến xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cây chôm chôm An Phú Tân, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 20 ha; (3) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng nông nghiệp sạch liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 10 ha tại xã Hòa Ân và Hòa Tân; (4) Liên kết chuỗi giá trị trồng cây Bạc Hà Nhật Bản với Công ty xuất nhập khẩu Trà Vinh, diện tích 120 ha tại các xã Phong Phú, Châu Điền, Phong Thạnh, An Phú Tân, Phong Thạnh và Hòa Ân.
Ảnh: Cổng chào xã nông thôn mới xã Ninh Thới
Nhìn chung, qua thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch bước đầu được sự đồng tình của người dân, cùng nhận thức để tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường tài nguyên đất cho nông nghiệp bền vững, từ đó góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Không dừng lại với kết quả trên, với mục tiêu xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn trở nên giàu có và thịnh vượng nên thời gian tới, huyện sẽ duy trì, củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới; đồng thời phấn đấu đến năm 2025 có 100% các xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện cùng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và đồng thuận của nhân dân, huyện Cầu Kè đã có bước tiến quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và sẽ tiếp tục phát huy lợi thế, chủ động nắm bắt các cơ hội, tranh thủ các nguồn lực, huy động sức mạnh đoàn kết của nhân dân để xây dựng quê hương ngày càng phát triển./
Tin, ảnh: Mỹ Hương
VPĐPNTM tỉnh
Nguồn tin: nongthonmoi.travinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã