Học tập đạo đức HCM

Nông dân hối hả trồng bắp sinh khối

Thứ hai - 29/03/2021 23:13
So với trồng bắp lấy hạt, trồng bắp sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế khá hơn. Do vậy, nông dân Đồng Nai đã chọn đây là hướng đi mới…

TRỒNG BẮP BÁN THÂN NON

Những năm gần đây, việc trồng bắp bán thân cây non làm thức ăn chăn nuôi cho bò sữa và gia súc đang phát triển nhanh diện tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do thị trường xuất khẩu cây bắp ngày càng thuận lợi khiến nông dân càng thêm tin tưởng và hào hứng chuyển hướng mở rộng mô hình trồng bắp sinh khối.

Nông dân càng ngày càng thêm tin tưởng và hào hứng chuyển hướng mở rộng mô hình trồng bắp sinh khối. Ảnh: MS.

Nông dân càng ngày càng thêm tin tưởng và hào hứng chuyển hướng mở rộng mô hình trồng bắp sinh khối. Ảnh: MS.

Chúng tôi cùng đoàn doanh nghiệp (DN), đại lý đầu tư thu mua có mặt tại ruộng trồng bắp sinh khối (giống NK7328) của hộ ông Nguyễn Hồng Lâm, ấp Đông Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc đang đến ngày thu hoạch. Toàn ruộng bắp vẫn xanh mơn mởn, thân mập đều và cây cho trái non, không hề thấy biểu hiện của sâu bệnh.

Tự tay vặt một trái bắp non trên ruộng bóc ra cho mọi người xem, ông Lâm hào hứng chia sẻ: “Trước đây trồng bắp lấy hạt, mỗi khi đến vụ thu hoạch, bà con chúng tôi vất vả lắm. Cứ vừa thu hoạch vừa phóng hạt ra phơi, rồi lại tranh thủ lao vào làm đất chuẩn bị cho vụ sau. Chưa kể giá bắp hạt bấp bênh do phải cạnh tranh với bắp nhập khẩu, có khi còn bị thương lái ép giá. Giờ trồng bắp sinh khối, ngày thu hoạch được đội thu mua đến tận ruộng cắt cây mang về, mình chẳng phải lo bị ép giá hay thiếu nhân công khi vào vụ thu hoạch nữa!”.

Chúng tôi có mặt tại mô hình ruộng bắp sinh khối của các hộ dân. Toàn ruộng bắp vẫn xanh mơn mởn, thân mập đều và cây cho trái non, không hề thấy biểu hiện của sâu bệnh. Ảnh: MS.

Chúng tôi có mặt tại mô hình ruộng bắp sinh khối của các hộ dân. Toàn ruộng bắp vẫn xanh mơn mởn, thân mập đều và cây cho trái non, không hề thấy biểu hiện của sâu bệnh. Ảnh: MS.

Theo ông Lâm, gia đình ông trồng được 3 ha bắp sinh khối, đây là vụ thu hoạch thứ 3, ông vừa bán xong phân nửa diện tích, còn lại vài ngày tới thương lái sẽ đến thu mua nốt. Nếu so với trồng bắp lấy hạt, mặc dù cùng đầu tư giống nhau, phân, nước như nhau, nhưng bắp sinh khối trồng khỏe hơn nhờ thời gian sinh trưởng ngắn (80-85 ngày), tiết kiệm được nhiều công chăm sóc và thu hoạch. Vụ này ông đã thu được 53 triệu đồng/ha, nhưng nếu để bắp lấy hạt chỉ thu được 48 triệu đồng/ha, mà bị kéo dài thời gian tới 100 -105 ngày mới thu hoạch.

Tương tự, anh Trần Đình Phương, nông dân ấp 6, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ hiện cũng đang thu hoạch bắp sinh khối. Gia đình anh trồng được 1,1 ha bắp NK7328 Bt/GT giống biến đổi gen của Syngenta. Vụ này anh thu hoạch bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và các trại bò trên địa bàn huyện với giá 900 nghìn đồng/tấn, tính ra 1 sào thu về khoảng 6 tấn cây, cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng bắp lấy hạt trước đây. “So với việc trồng bắp thương phẩm, trồng bắp sinh khối vừa mang lại lợi nhuận vừa tiết kiệm chi phí cho người nông dân, nhất là khi đang thời điểm giá bắp sinh khối tăng cao, vừa bán nhanh lại thu “tiền tươi” rất khỏe”. .

Theo anh Phương, trồng bắp sinh khối cho bà con nông dân thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, còn trồng bắp lấy hạt như những năm trước chỉ thu từ 70 - 80 triệu đồng/ha/năm. Hơn nữa, trồng bắp sinh khối thời gian ngắn có thể quay vòng được 4 vụ/năm, còn trồng bắp lấy hạt chỉ sản xuất được 2-3 vụ/năm.

Trồng bắp sinh khối thời gian ngắn nông dân có thể quay vòng được 4 vụ/năm, còn trồng bắp lấy hạt chỉ sản xuất được 2-3 vụ/năm. Ảnh: MS.

Trồng bắp sinh khối thời gian ngắn nông dân có thể quay vòng được 4 vụ/năm, còn trồng bắp lấy hạt chỉ sản xuất được 2-3 vụ/năm. Ảnh: MS.

Trước đây, gia đình anh Võ Văn Dân (ấp Suối Lức, xã Xuân Đông) trồng bắp lấy hạt nhưng giá cả rất bấp bênh và nhất là chi phí điện nước, nhân công rất nặng. Thậm chí có vụ còn bị lỗ do thời tiết xấu, nhưng khi chuyển sang trồng bắp sinh khối thì anh thấy khỏe hơn và đầu ra ổn định. Anh Dân tâm sự: “Hiện tôi đã thu hoạch gần xong diện tích bắp sinh khối, bán được giá 900 đồng/kg, giờ chỉ còn một ít, vài bữa nữa sẽ bán nốt để kịp chuẩn bị làm đất cho vụ bắp tới”.

Theo anh Dân, cây bắp sinh khối có quy trình sinh trưởng và phát triển ngắn, lại được bao tiêu đầu ra nên nông dân khá yên tâm. Trường hợp giá bán cây giảm, bà con có thể chuyển từ bắp lấy thân sang bắp lấy hạt hoặc trồng cây khác.

Để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho các trang trại bò đóng trên địa bàn, từ trước năm 2010, huyện Cẩm Mỹ cũng đã vận động nông dân các xã Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray chuyển đổi diện tích trồng lúa, bắp lấy hạt và hoa màu kém hiệu quả sang trồng bắp bán cây non. Mô hình này đã đem về thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm cho hàng trăm hộ nông dân. 

LIÊN KẾT BAO TIÊU SẢN PHẨM

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các gia súc ăn cỏ, nhu cầu bắp sinh khối hiện đang tăng mạnh. Theo ước tính, với 3 triệu con trâu; 12 triệu con bò; 500 ngàn con bò sữa trong giai đoạn 2020 – 2030 nhu cầu gieo trồng bắp sinh khối sẽ cần khoảng 234.000 ha vào năm 2025.

Sygenta triển khai ký kết với các nhà đầu tư để phát triển giống bắp sinh khối ở Đồng Nai và các tỉnh. Ảnh: MS. 

Sygenta triển khai ký kết với các nhà đầu tư để phát triển giống bắp sinh khối ở Đồng Nai và các tỉnh. Ảnh: MS. 

Thực tế, hiện các DN chăn nuôi bò sữa (như Vinamilk, TH True Milk), chăn nuôi bò thịt đều đang sử dụng bắp sinh khối làm thức ăn thô xanh là chính. Anh Ngô Văn Chương, phụ trách trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt - Lâm Đồng chia sẻ: “Do thị trường nguyên liệu đang tăng đột biến nên chúng tôi cần phải có kế hoạch xây dựng an toàn lương thực cho trang trại. Việc Syngenta triển khai ký kết với các nhà đầu tư chúng tôi để phát triển giống bắp sinh khối ở Đồng Nai và các tỉnh sẽ giúp cho sản phẩm có đầu ra thuận lợi và bà con nông dân có thêm giống chất lượng, đạt năng suất sinh khối cao nhất”.  

Là một trong những đơn vị liên kết, chị Hồ Phạm Nương Nương, Công ty CP Silage Việt Nam cho biết: “Trước kia chúng tôi chủ yếu thu mua bắp sinh khối của nông dân ở địa phương, để sản xuất bắp ủ chua cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay khi thị trường ngày càng phát triển, khiến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt nên công ty đang chủ động xây dựng mô hình liên kết hợp tác với nông dân các tỉnh để tạo vùng nguyên riêng cho nhà máy”.

Vài năm trở lại đây, số lượng đàn gia súc ở địa phương đang tăng nhanh, việc xuất khẩu bắp sinh khối cũng thuận lợi khiến giá thu mua đang rất có lợi cho nông dân. Ảnh: MS.

Vài năm trở lại đây, số lượng đàn gia súc ở địa phương đang tăng nhanh, việc xuất khẩu bắp sinh khối cũng thuận lợi khiến giá thu mua đang rất có lợi cho nông dân. Ảnh: MS.

Với vai trò thu mua và phân phối giống bắp sản xuất trên toàn khu vực phía Nam, bà Đỗ Thị Trinh, đại lý Tuyết Trinh (TP.Long Khánh) khẳng định: “Để chuẩn bị sớm nguồn hàng sản xuất trong vụ bắp hè thu tới và kịp phân phối cho nông dân các tỉnh, hiện chúng tôi đã nhập về kho được khoảng 20 tấn bắp giống NK7328. Nông dân ở các địa phương sẽ yên tâm về nguồn giống tốt nhất, với giá cả phù hợp ổn định và chính sách hỗ trợ nhanh nhất cho bà con có nhu cầu sử dụng”.

Theo bà Trinh, vài năm trở lại đây, số lượng đàn gia súc ở địa phương đang tăng nhanh, việc xuất khẩu bắp sinh khối cũng thuận lợi khiến giá thu mua đang rất có lợi cho nông dân (từ 900 đến 1.000 đồng/kg thân cây bắp) và nông dân được các nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.

Trao đổi với NNVN ông Bùi Lê Phi, Giám đốc phát triển thị trường Khu vực phía Nam (Syngenta Việt Nam) cho biết: “Hiện đang là thời điểm giá bắp hạt cao kỷ lục (khoảng 8.000 đồng/kg), chính vì vậy bắp sinh khối đang chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi đầu ra sản phẩm bắp sinh khối, Syngenta vừa tổ chức ký hợp đồng liên kết với hàng loạt doanh nghiệp, đại lý cùng đầu tư phát triển giống bắp lai đơn F1 NK7328 và thu mua cho nông dân để phục vụ nhu cầu làm thức ăn cho bò sữa và gia súc ăn cỏ trong thời gian tới”.

Hiện năng suất bình quân của bắp sinh khối ở tỉnh Đồng Nai đạt cao nhất trong toàn khu vực vì có nhiều ưu thế về khí hậu. Ảnh: MS.

Hiện năng suất bình quân của bắp sinh khối ở tỉnh Đồng Nai đạt cao nhất trong toàn khu vực vì có nhiều ưu thế về khí hậu. Ảnh: MS.

Theo ông Phi, bắp sinh khối có nhiều ưu điểm so với các loại cỏ khác vì năng suất khá cao (từ 50 – 60 tấn/ha/lứa), có thể trồng bằng hạt trên diện tích lớn. Hiện, năng suất bình quân của bắp sinh khối ở tỉnh Đồng Nai đạt cao nhất trong toàn khu vực vì có nhiều ưu thế về khí hậu. Do vậy, 2 năm gần đây nhiều nông dân đang chuyển hướng từ bắp lấy hạt sang trồng bắp sinh khối (4 vụ/năm). Sắp tới, Syngenta sẽ cung cấp thêm dòng sản phẩm mới có đặc tính tốt đáp ứng nhu cầu của nông dân và các nhà đầu tư, trang trại, nhà máy...

“Với chiến lược hướng tới khách hàng, chúng tôi đang hiện thực hóa chính sách đầu tư phát triển cho cây ngô sinh khối trên toàn quốc. Những năm gần đây thị trường ngô sinh khối đang phát triển mạnh, chứng tỏ nhu cầu về thức ăn xanh cho đại gia súc tăng rất nhanh. Do vậy, chúng tôi đang quy hoạch lại vùng nguyên liệu, vùng sản xuất để phục vụ cho các trang trại thu mua sản phẩm. Chúng tôi mong muốn sẽ tối ưu về tiềm năng, năng suất giống ngô sinh khối giúp cho nông dân có thu nhập ổn định và cao hơn”, ông Đỗ Ngọc Bách, Giám đốc kinh doanh ngành hạt giống Syngenta Việt Nam cho biết.

Theo Minh Sáng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-dan-hoi-ha-trong-bap-sinh-khoi-d287236.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,043
  • Tổng lượt truy cập92,574,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây