Học tập đạo đức HCM

Xã ven đô phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thứ hai - 29/03/2021 04:14
Để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023, trước mắt xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) tập trung thực hiện các tiêu chí “khó nhằn” như giao thông, môi trường…
Bộ mặt xã Thạch Hưng đang ngày một đổi thay nhờ phong trào xây dựng NTM. Ảnh: Thanh Nga. 

Bộ mặt xã Thạch Hưng đang ngày một đổi thay nhờ phong trào xây dựng NTM. Ảnh: Thanh Nga. 

Vốn là đứa con “sinh sau đẻ muộn” của TP Hà Tĩnh nên đời sống người dân xã Thạch Hưng đang hết sức khiêm tốn. Hiện thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của địa phương này mới đạt hơn 39 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo 2,3%.

Theo ông Lê Trung Liện, Bí thư Đảng ủy xã, chính vì xuất phát điểm thấp nên khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2012, Ban chỉ đạo xã Thạch Hưng xác định phải lấy đời sống nhân dân làm gốc, tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con. Đặc biệt, khi sức dân đang hạn hẹp, việc huy động nguồn lực thực hiện các tiêu chí phải giãn ra, tránh chạy đua thành tích, huy động quá sức dân.

“Sau Đại hội, bộ máy tổ chức của xã hoạt động ổn định, đoàn kết. Đây là tiền đề để vận động, kích cầu Nhân dân bắt tay xây dựng xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Trước mắt, để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023, Thạch Hưng tập trung thực hiện các tiêu chí 'khó nhằn' như giao thông, môi trường, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu…”, ông Liện nói.

Đồng thời, thông tin một số mục tiêu cụ thể trong năm 2021 như: Phấn đấu đồng bộ hạ tầng đường giao thông hơn 2.000m; rải thảm nhựa 1.655m; tổ chức cải tạo vườn tạp; xây dựng 12 vườn mẫu; 1 khu dân cư đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hình thành, phát triển từ 3 – 5 mô hình kinh tế.

Đối với tiêu chí môi trường, nỗ lực thành lập hợp tác xã môi trường; triển khai phân loại rác thải tại nguồn cho 50% số hộ trên toàn xã; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đổ rác thải không đúng quy định. 

Năm 2021 địa phương tập trung rải thảm nhựa các tuyến đường liên xã. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2021 địa phương tập trung rải thảm nhựa các tuyến đường liên xã. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Liện cho biết thêm, trước đó, Ban chấp hành Đảng bộ Thạch Hưng cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; kiện toàn ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển xây dựng NTM cấp thôn; thành lập các tổ công tác của Đảng ủy phụ trách, chỉ đạo ở các thôn theo từng nhiệm vụ, nội dung của từng tiêu chí xây dựng NTM.

Tổ chức, khảo sát, đánh giá lại hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn để điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn thực hiện cho từng năm, có trọng tâm, trọng điểm theo các hạng mục, yêu cầu đạt chuẩn của từng tiêu chí.

Khai thác tiềm năng nông nghiệp ven đô

Mặc dù đã gia nhập vào TP Hà Tĩnh nhưng đại bộ phận cư dân Thạch Hưng vẫn sinh sống dựa vào hạt lúa, củ khoai, luống rau, con cá, con tôm… Tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp ven đô gắn với du lịch sinh thái của địa phương vẫn còn đến 180 ha/hơn 467ha tổng diên tích tự nhiên.

Xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, phấn đấu đưa xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023. Ảnh: Thanh Nga.

Xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu, phấn đấu đưa xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Chính Đàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng chia sẻ, ngoài đất trồng lúa, hiện tại xã Thạch Hưng có 77 ha mặt nước mặn lợ dọc sông Rào Cái đã được đưa vào nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng đang ở giai đoạn manh mún, nhỏ lẻ. Để khai thác hết tiềm năng của diện tích này, Thạch Hưng đang nỗ lực cùng thành phố kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư nuôi trồng thủy sản thâm canh, kết hợp trồng sen, khai thác du lịch sinh thái trên diện tích gần 30 ha nước ngọn ở thôn Trung Hưng, Tiến Hưng vốn lâu nay đang bỏ ngỏ.

Đối với tiềm năng đất màu, xã sẽ tập trung phát triển từ 5 – 7 ha rau, củ, quả ở thôn Thúy Hội phục vụ tiêu thụ nội thành. Trong đó, chú trọng hướng đến các mô hình sản xuất tập trung, khép kín, nói không với thuốc bảo vệ thực vật.

Riêng những diện tích đất lúa kém hiệu quả, chủ trương của xã phải chuyển đổi sang đối tượng khác, tuy nhiên, việc chuyển sang trồng cây gì, nuôi con gì mang lại hiệu quả hơn thì cần có sự hỗ trợ, định hướng của thành phố.

Ông Dương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy TP Hà Tĩnh từng nhiều lần bày tỏ sự trăn trở về chiến lược phát triển kinh tế ở các xã ven đô như Thạch Hưng, Thạch Hạ, Đồng Môn, Thạch Bình… Đây đều là những xã khởi phát từ nông nghiệp, bây giờ yêu cầu các địa phương trong ngày một ngày hai phát triển vượt bậc, sánh bước với các đơn vị cấp phường là một điều quá khó.

Ngoài thực hiện các tiêu chí đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, Thạch Hưng sẽ tổ chức khai thác tối đa diện tích mặt nước ngọt, mặn lợ để nuôi trồng thủy sản kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Ảnh: Thanh Nga

Ngoài thực hiện các tiêu chí đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, Thạch Hưng sẽ tổ chức khai thác tối đa diện tích mặt nước ngọt, mặn lợ để nuôi trồng thủy sản kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Ảnh: Thanh Nga

“Lợi thế của các xã ven đô chính là quỹ đất và bản tính cần cù, chịu khó của người dân. Chính vì thế, thành phố đã kêu gọi một số doanh nghiệp, mời các nhà khoa học chuyên về nông nghiệp công nghệ cao vào khảo sát đầu tư, hỗ trợ các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù từng xã. Trong đó, hướng đến xây dựng các HTX phát triển theo chuỗi nông nghiệp đô thị gắn với khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.

Riêng xã Thạch Hưng có lợi thế mặt nước lợ sông Rào Cái và diện tích ao hồ nước ngọt nên ưu tiên đầu tư nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển dịch vụ nhà hàng ăn uống”, ông Thắng nhấn mạnh.

Nhiệm kỳ vừa qua, phong trào xây dựng NTM ở Thạch Hưng đã chuyển biến từ chiều rộng sang chiều sâu. Đặc biệt, tư duy, nhận thức của người dân trong đóng góp nguồn lực là hoàn toàn tự nguyện, góp phần giúp địa phương bê tông hóa được 1,5 km trục xã; 7,1 km đường giao thông trục thôn; hơn 4,2 km đường ngõ xóm; hơn 2,3 km đường giao thông nội đồng; xây dựng mới 5/6 nhà văn hóa đạt chuẩn; thôn Hòa và thôn Trung Hưng đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Vận động 214 hộ dân hiến hơn 3.500m2 đất ở và trên 9.000 ngày công lao động; đóng góp gần 3 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng.

https://nongnghiep.vn/xa-ven-do-phan-dau-dat-chuan-nong-thon-moi-nang-cao-d287239.html
Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay19,651
  • Tháng hiện tại212,744
  • Tổng lượt truy cập92,590,408
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây