Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm hiệu quả nhờ hạn chế nạn ô nhiễm môi trường vùng nước nuôi

Thứ ba - 15/06/2021 03:57
Nhờ ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường vùng nước nuôi, nên tôm nuôi ở Bình Định đã hạn chế được dịch bệnh, không còn gây thua lỗ cho người nuôi như trước.
Người nuôi tôm ở Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) mua cá rô phi đơn tính về thả vào ao tôm để chúng làm nhiệm vụ dọn vệ sinh đáy hồ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người nuôi tôm ở Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) mua cá rô phi đơn tính về thả vào ao tôm để chúng làm nhiệm vụ dọn vệ sinh đáy hồ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nghề nuôi tôm đi theo hướng bền vững

Theo kế hoạch, trong năm 2021, Bình Định sẽ thả nuôi tôm trên diện tích khoảng 2.107 ha ao, hồ; trong đó, riêng huyện Tuy Phước chiếm đến 1 nửa diện tích nuôi tôm nói trên. Những năm qua, trên địa bàn Bình Định “vắng” những cơn lũ lớn, nên môi trường các vùng nuôi tôm ở đây không được nước lũ rửa trôi đã trở nên ô nhiễm. Đáng quan ngại hơn là hầu hết người nuôi tôm ở Bình Định đều nuôi theo phương thức bán thâm canh, lượng nước thải trong nuôi tôm xả ra môi trường rất lớn, càng làm cho môi trường vùng nước nuôi trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Trước thực tế này, ngành nông nghiệp Bình Định tăng cường công tác tuyên truyền để người nuôi tôm trên địa bàn tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ hợp lý, nuôi tôm xen với cá cua các loại và nhất là bảo đảm an toàn vùng nước nuôi để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi.

Nạn ô nhiễm vùng nước nuôi tại vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) được hạn chế nhờ có hệ thống cấp nước riêng và hệ thống xả thải riêng (ảnh). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nạn ô nhiễm vùng nước nuôi tại vùng nuôi tôm Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) được hạn chế nhờ có hệ thống cấp nước riêng và hệ thống xả thải riêng (ảnh). Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Trong nuôi tôm, môi trường vùng nước nuôi là quan trọng nhất. Nhất là trong mấy năm qua trên địa bàn Bình Định không có lũ lớn, nên ô nhiễm qua những vụ nuôi tồn đọng năm này qua năm khác do không được lũ rửa trôi, khiến môi trường vùng nước nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi phương thức nuôi tôm của bà con trên địa bàn hầu hết theo hình thức bán thâm canh, lượng xả thải ra môi trường là rất lớn làm phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi, khiến người nuôi bị thua lỗ. Những năm gần đây, ý thức bảo vệ môi trường vùng nước nuôi của bà con đã được nâng cao, nhờ đó dịch bệnh ít phát sinh trên tôm nuôi. Ví như trong năm 2021, từ đầu năm đến nay mới chỉ có 1,5 ha ao hồ nuôi tôm ở xã Phước Thuận bị bệnh môi trường, các vùng nuôi khác chưa thấy dịch bệnh phát sinh”, ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, chia sẻ.

Cũng theo ông Ân, những năm qua, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Tuy Phước nhất nhất tuân thủ lịch thời vụ do Sở NN-PTNT tỉnh ban hành, đây cũng là 1 trong những yếu tố hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi. Thêm vào đó, càng ngày nhiều người nuôi tôm nhận ra thả nuôi với mật độ dày chẳng những đã không mang lại hiệu quả, mà còn làm phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Do đó, hiện người nuôi tôm ở đây chỉ thả nuôi với mật độ hợp lý khoảng 30-40 con/m2 theo hướng dẫn của ngành chức năng.

“Đặc biệt, phương thức nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến xen với cua, các các loại đã khiến thu nhập của người nuôi bền vững hơn. Trước đây, người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước hầu hết chỉ nuôi độc canh 1 con tôm, nên khi dịch bệnh xảy ra là thua “tất tay”, bây giờ nuôi xen canh tôm với cua, cá; phương thức nuôi này chẳng những đã hạn chế được dịch bệnh, nếu như tôm nuôi bị dính dịch bệnh thì người nuôi vẫn còn nguồn thu từ cua, cá, đây là điều kiện để vụ sau đầu tư nuôi tiếp”, ông Ân cho hay.

Theo ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản Bình Định, trong vụ nuôi đầu năm 2021, vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông có hạ tầng kém, không đảm bảo nên trước khi thả giống, người nuôi phải thực hiện gia cố, nạo vét, vệ sinh cải tạo ao, hồ. Cùng với việc tăng cường quản lý vùng nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền người nuôi tôm tuân thủ theo lịch thời vụ, Chi cục Thủy sản Bình Định còn tiến hành các đợt quan trắc, kiểm tra thông số nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm… tại các vùng nuôi để giúp người dân kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh tôm trong vụ nuôi mới.

Ao lắng, cứu cánh của những vùng nuôi tôm

Vùng hạ triều thuộc thôn Đông Điền (xã Phước Thắng) hiện là vùng nuôi tôm an toàn sinh học trọng điểm của huyện Tuy Phước (Bình Định). Trước đây, người nuôi tôm ở Đông Điền chỉ nuôi tôm sú nuôi chung với cua, cá theo phương thức “thả giống xong giao cho trời” rồi đi làm việc khác kiếm thu nhập. Đến thời điểm tôm lớn, họ kéo nhau về quăng lưới thu hoạch tất tần tật. Do không được chăm sóc nên năng suất tôm cho rất kém, chỉ khoảng 1,5 tấn/ha. Đến năm 2013, toàn vùng nuôi tôm Đông Điền bỏ tôm sú, chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, năng suất tôm được tăng lên 2 tấn/ha.

Để nghề nuôi tôm ở Bình Định đi theo hướng bền vững, các vùng nuôi tôm cần được quy hoạch lại và xây dựng hệ thống cấp nước và xả thải riêng biệt. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Để nghề nuôi tôm ở Bình Định đi theo hướng bền vững, các vùng nuôi tôm cần được quy hoạch lại và xây dựng hệ thống cấp nước và xả thải riêng biệt. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Nhờ khi ấy nguồn nước nuôi chưa bị ô nhiễm, các đáy ao còn sạch, nên người nuôi tôm ở đây thường xuyên gặt hái thành công. Khi ấy tôi nuôi tôm trên 4.500m2 diện tích mặt nước, dù không lãi to, nhưng năm nào với 2 vụ nuôi tôi cũng kiếm được 40-50 triệu đồng tiền lãi. Khi người nuôi tôm tăng mật độ nuôi từ 20 con/m2 lên 50 con/m2, trong khi vùng nước nuôi không được xử lý kỹ thuật, nên chỉ vài năm sau vùng nuôi bắt đầu phát sinh hiện tượng ô nhiễm. Đó cũng là thời điểm tôm nuôi ở Đông Điền bắt đầu phát bệnh gan tụy, người nuôi tôm ở đây bắt đầu nếm thua lỗ”, anh Phạm Văn Chạy, 1 hộ nuôi tôm ở Đông Điền, chia sẻ.

Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, năm 2015, Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) được Sở NN-PTNT Bình Định đưa về vùng nuôi tôm Đông Điền. Ngay sau đó vùng nuôi tôm được quy hoạch lại hạ tầng, tuyến đê bao ngăn mặn bao quanh vùng nuôi được xây dựng. Diện tích mặt nước trong vùng nuôi cũng được quy hoạch lại theo hình thức: Bên này là ao lắng, ao nuôi nằm chính giữa, bên kia là ao xả. Trước kia, cả vùng nuôi chỉ có 1 cống chính vừa cấp nước vào ao nuôi vừa là đường xả nước thải. Nay để hạn chế ô nhiễm từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào ao nuôi, dự án xây dựng thêm 1 cống xả, từ đó đường dẫn nước vào ao nuôi và đường xả nước thải riêng biệt, nên môi trường vùng nước nuôi tôm ở đây được đảm bảo.

“Trước khi thả giống, nước được xả vào ao lắng để được xử lý hóa chất diệt khuẩn. Nước nằm trong ao lắng từ 5-7 ngày để các chất độc hại phân hủy hết mới xả qua ao nuôi. Khi nước vào đến ao nuôi là đã được tiệt trùng. Nếu trong quá trình nuôi mà kiểm tra thấy các thông số kỹ thuật trong ao không đảm bảo, người nuôi phải thay nước nhằm thay đổi môi trường trong ao nuôi để tôm phát triển khỏe hơn. Nước xả được cho sang ao chứa thải bên cạnh để xử lý trước khi xả dần ra môi trường theo cống thoát. Nhờ triển khai áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh nên tôm nuôi ở Đông Điền ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực” anh Phạm Văn Chạy, hộ nuôi tôm ở Đông Điền, chia sẻ.

Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, người nuôi tôm trên địa bàn hiện đã rất tuân thủ việc cải tạo, vệ sinh đáy ao kỹ càng trước khi thả giống nuôi vụ mới. “Việc cải tạo đáy ao là yếu tố then chốt quyết định thành bại của vụ nuôi. Bởi, qua quá trình nuôi, chất thải từ thức ăn thừa và phân tôm lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm, phát sinh khí độc. Do đó, sau khi thu hoạch, khi cải tạo phải phơi đáy ao thật khô, nếu đáy ao không khô đúng cỡ, khi xả nước vào nuôi yếm khí sẽ bùng lên, lũ tôm sẽ bị ngạt ô xy, tôm đang khỏe mạnh cứ ngửa bụng ra chết. Những ao nuôi vụ trước bị dính dịch bệnh bà con phải xẻ lý chế phẩm Clorin trước khi thả giống”, ông Ân phân tích.

“Hiện nay ở Tuy Phước còn nhiều vùng nuôi tôm chưa có hệ thống cấp nước và xả thải riêng, nên môi trường vùng nước nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví như khu nuôi tôm Hồ Úc ở thôn Vinh Quang 2 thuộc xã Phước Sơn và vùng nuôi thôn Kim Đông thuộc xã Phước Hòa, do đó, tôm nuôi ở đây thường bị dịch bệnh do vùng nước nuôi bị ô nhiễm. Để giảm thiểu xả thải ra môi trường tại 2 vùng nuôi nói trên, tỉnh, huyện đã có kế hoạch quy hoạch lại vùng nuôi theo kiểu Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thế nhưng do đang chờ kinh phí hỗ trợ từ Trung ương nên đến nay việc quy hoạch lại các vùng nuôi nói trên vẫn chưa thực hiện được”, ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước.

Theo Đình Thung - Đăng Lâm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nuoi-tom-hieu-qua-nho-han-che-nan-o-nhiem-moi-truong-vung-nuoc-nuoi-d293969.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay17,503
  • Tháng hiện tại142,780
  • Tổng lượt truy cập92,520,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây