Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế từ thế mạnh sản phẩm OCOP

Thứ năm - 04/06/2020 07:35
Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền trên địa bàn Thành phố. Đồng thời tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chè sạch Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn là một trong những sản phẩm OCOP của huyện.Ảnh: Thiện Tâm.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ, ngay từ đầu năm 2020, Văn phòng nông thôn mới đã phối hợp với các đơn vị truyền thông Trung ương và Hà Nội tập trung tuyên truyền về chương trình OCOP, các sản phẩm đã được Thành phố đánh giá, phân hạng và cấp sao. Đồng thời tuyên truyền các địa phương làm tốt chương trình để các địa phương khác rút kinh nghiệm học tập. Các quận, huyện, thị xã cũng đã rà soát lựa chọn sản phẩm để chuẩn bị cho công tác đánh giá phân hạng của cấp huyện. Riêng huyện Đông Anh ngay từ đầu năm đã khảo sát, phân hạng, phân nhóm bước đầu được trên 230 sản phẩm, từ đó làm cơ sở lựa chọn sản phẩm dự thi năm 2020 và chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thành phố Hà Nội nên công tác triển khai của các quận huyện thị xã bị chậm lại. Nhưng ngay sau khi Thành phố không phải thực hiện giãn cách xã hội các quận, huyện thị xã đã phối hợp ngay với đơn vị tư vấn để hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện nâng cấp sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ minh chứng để sớm đánh giá phân hạng từ cấp huyện, có sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cấp Thành phố từ tháng 5 năm 2020.

Có thể thấy, thông qua các hình thức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng (với 301 sản phẩm của75 chủ thể là Doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh tham gia dự thi với1.803 lao động tham gia trực tiếp tạo ra các sản phẩm dự thi). Đặc biệt, thông qua chương trình đã khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền. Tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, bảo đảm về chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Chu Phú Mỹ, bước đầu cho thấy các chủ thể OCOP tham gia rất nhiệt tình; có cơ hội tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cởi mở trao đổi, chia sẻ với đối tác và cơ quan quản lý nhà nước.

Các cấp chính quyền từ Thành phố, quận, huyện, thị xã và cấp xã đã tích cực vào cuộc, kịp thời hướng dẫn các chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ, hoàn thiện sản phẩm.

Đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm OCOP

Trà sạch Bắc Sơn ngày càng được nhiều người biết đến từ chương trình OCOP. Ảnh: Thiện Tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển các sản phẩm OCOP của Thành phố còn gặp một số khó khăn do nhiều sản phẩm được sản xuất với quy mô nhỏ, lẻ. Một số sản phẩm chủ lực của địa phương chưa xây dựng được thương hiệu; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở dạng thô sơ, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm thấp, giá trị gia tăng của sản phẩm khi đưa ra thị trường chưa cao.

Nhiều sản phẩm trước khi tham gia dự thi mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ minh chứng cho sản phẩm còn chưa đầy đủ theo yêu cầu như: Thiếu kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh nguồn gốc xuất xứ; hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đại lý, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, trang website,…; nhãn hiệu, bao bì vẫn còn đơn giản chưa bắt mắt khách hàng tiềm năng; đặc biệt câu chuyện sản phẩm còn sơ sài chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương.

Việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm của các chủ thể còn lúng túng, câu chuyện sản phẩm còn đơn giản, chưa gắn kết được với lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương;nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch - truyền thống - lễ hội còn chưa triển khai thực hiện.

Vì vậy, để chương trình OCOP phát triển và được nhiều người tiêu dùng biết đến, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT yêu cầu các quận, huyện, thị xã tập trung cho việc khảo sát các chủ thể có sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn nhằm phân nhóm, phân hạng sản phẩm. Từ đó có chính sách hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện cho các sản phẩm tham gia dự thi Chương trình OCOP của năm 2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng năm 2019 để dự thi nâng sao; hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm trở lên.

 Lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu để hoàn thiện nâng cấp dự thi cấp Thành phố năm 2020. Hoàn thiện hồ sơ những sản phẩm tiềm năng 5 sao được đánh giá phân hạng năm 2019 và 2020 trình Thành phố để dự thi đánh giá của Trung ương trước tháng 8 năm 2020.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm  OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử,bán hàng Online... Để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm và sử dụng.

Nâng cấp phần mềm hệ thống truy suất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản của Thành phố (hn.check.net.vn), trang điện tử “nongthonmoihanoi.gov.vn” phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội. Xây dựng phần mềm quản lý, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đồng bộ từ cấp Thành phố đến cấp huyện, xã.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập616
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,533
  • Tổng lượt truy cập93,123,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây