Học tập đạo đức HCM

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn-nơi hội tụ đặc sản vùng miền cả nước

Chủ nhật - 22/11/2020 21:25
Thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, đặc sản vùng miền dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Thủ đô…

Đã thành thông lệ gần đây, cứ mỗi khi thành phố tổ chức hội chợ nông sản là người dân Thủ Đô cùng các du khách lại háo hức tìm đến con phố này để vui chơi, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, xem trình diễn các màn văn hóa. Năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức 4 sự kiện, đưa OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Chúng giúp không chỉ biến địa điểm này thành  nơikết nối giao thương giữa các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở trong thời gian ngắn mà quan trọng hơn còn kết nối được với các hoạt động văn hóa, xã hội khắp các vùng miền.

Các sản phẩm OCOP về trà được bày bán, giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh: NNVN.

Các sản phẩm OCOP về trà được bày bán, giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh: NNVN.

Theo bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, trong 4 ngày tổ chức chuỗi sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên (29/10-2/11) đã thu hút hơn 3 vạn lượt khách tham quan, mua sắm, doanh số bán hàng đạt hơn 5 tỷ đồng, 65 biên bản hợp tác, ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Điểm nhấn đặc biệt về văn hóa lần này là ngôi nhà sàn theo kiểu Tây Nguyên được kiến trúc sư Nguyễn Viết Thanh cùng ê kíp thiết kế và thi công gấp rút cả ngày lẫn đêm trong vòng 42 giờ được dựng lên trong sự ngỡ ngàng, thích thú của nhiều người. Cũng trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật đặc trưng như cột chủ quyền quần đảo Trường Sa, cồng chiêng Tây Nguyên, dệt vải thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ…cùng việc gây quỹ ủng hộ chiến sĩ và đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ được hơn 1,193 tỷ đồng.

Tại gian hàng của doanh nghiệp tư nhân Hoài Luân (Vũ Quang, Hà Tĩnh) ông Đoàn Quốc Hoài phấn khởi cho biết: Đây là những quả cam đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP của tỉnh vào năm 2019. Trong chưa đầy 3 ngày tham gia hội chợ chúng tôi đã bán hết 1 tấn, đặc biệt ngày đầu tiên bán được gần 500kg với giá 50.000/kg. Còn ông Võ Thành Tuân-đại diện gian hàng OCOP Gia Lai cho biết tuy lần đầu tiên tham gia nhưng nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh đã được du khách dùng thử và mua nên trong thời gian tới tỉnh sẽ đưa nhiều sản phẩm chất lượng hơn nữa đến với người tiêu dùng Thủ đô.

Lụa tơ tằm Bảo Lộc, Lâm Đồng có gian trưng bày thực tế cho du khách trải nghiệm. Ảnh: NNVN.

Lụa tơ tằm Bảo Lộc, Lâm Đồng có gian trưng bày thực tế cho du khách trải nghiệm. Ảnh: NNVN.

Ông Nguyễn Văn Chí-Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết, tiếp nối những thành công của các kỳ hội chợ trước, đơn vị tiếp tục tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh khu vực Nam Bộ, dự kiến diễn ra từ ngày 10-14/12/2020.

Trước đó, sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc đã có 150 gian hàng gồm 550 sản phẩm OCOP và trên 2.000 sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đặc sản vùng miền của 27 tỉnh, thành cả nước với 340 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết. Sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với gần 1.000 sản phẩm OCOP và trên 2.000 sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đặc sản vùng miền nhiều tỉnh trong vùng lẫn toàn quốc được trưng bày.

Đặc biệt, trong thời gian diễn ra sự kiện có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đặc trưng như hát xẩm, cụ đồ viết thư pháp, nặn tò he...cùng trình diễn ẩm thực như thưởng ngoạn trà sen, bún ốc, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng Vòng...và trưng bày hơn 200 tác phẩm hoa lan, triển lãm 66 bức tranh nhân kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn lại tiếp tục là một “sân chơi” bình đẳng, minh bạch giữa lòng Thủ đô. Nó tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tỉnh thành về sản phẩm OCOP, giúp khuyến khích, phát huy được những giá trị tiềm năng của những nghề thủ công, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền khắp đất Việt, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất, bản sắc nhất. 

Theo Thúy Vi/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/pho-di-bo-trinh-cong-son-noi-hoi-tu-dac-san-vung-mien-ca-nuoc-d278364.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay35,745
  • Tháng hiện tại228,838
  • Tổng lượt truy cập92,606,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây