Học tập đạo đức HCM

Vi khuẩn AMR có nguy cơ trở thành đại dịch mới

Thứ hai - 23/11/2020 05:43
FAO vừa đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn AMR nguy hiểm nhân Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới 2020 (18- 24/11).

Mối lo chung

Cảnh báo của các chuyên gia Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) được loan đi trong bối cảnh vấn nạn vi khuẩn kháng thuốc (AMR) tăng mạnh và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch tiếp theo sau Covid-19. Đặc biệt là những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, hệ thống nông sản và các nền kinh tế.

Nhóm nghiên cứu thí điểm đối phó vi khuẩn AMR tại Hiệp hội những người chăn nuôi gà đẻ ở hạt Kiambu, thủ đô Nairobi, Kenya. Ảnh: FAO

Nhóm nghiên cứu thí điểm đối phó vi khuẩn AMR tại Hiệp hội những người chăn nuôi gà đẻ ở hạt Kiambu, thủ đô Nairobi, Kenya. Ảnh: FAO

FAO cũng đồng thời kêu gọi các bên liên quan trong tất cả các lĩnh vực, từ nông dân đến nhà bếp, người sản xuất cho đến người tiêu dùng cần đẩy nhanh nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc. Và thông điệp chung là mỗi cá nhân, các bên liên quan hãy là một mắt xích có trách nhiệm để giúp ngăn ngừa sự lây lan của AMR. 

Phó Tổng giám đốc FAO Maria Helena Semedo nói: Cũng giống như Covid-19, vi khuẩn AMR không còn là mối đe dọa trong tương lai. Nó đang xảy ra ở đây, ngay lúc này và đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Ở khắp nơi, con người, động vật và thực vật đã và đang chết vì các bệnh lây nhiễm không thể điều trị, thậm chí là ngay cả với các phương pháp điều trị kháng sinh mạnh nhất. Nếu AMR không được kiểm soát, đại dịch tiếp theo mà chúng ta phải đối mặt có thể là vi khuẩn và sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu các loại thuốc cần thiết để điều trị nó ngừng hoạt động. 

Theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn AMR là khả năng vi khuẩn tồn tại hoặc phát triển trên cây trồng- vật nuôi, thậm chí cả người trong giai đoạn bị dùng các loại thuốc nhằm ức chế hoặc tiêu diệt dịch bệnh gây hại.  

Quá trình này thường bị lạm dụng hoặc được đẩy nhanh, bằng cách sử dụng các chất kháng khuẩn được thiết kế để tiêu diệt các mầm bệnh không mong muốn ở người, động vật và cây trồng. Đặc biệt, việc sử dụng các chất kháng khuẩn trong sức khỏe con người và động vật đang thúc đẩy sự đề kháng một cách đáng báo động. 

Ước tính hiện mỗi năm có ít nhất 700.000 người chết do các bệnh sinh ra từ vi khuẩn kháng thuốc. Theo đó các loại bệnh phổ biến, bao gồm nhiễm trùng lây qua đường hô hấp, lây qua đường tình dục và tiết niệu đang ngày càng trở nên khó điều trị hơn.

Ngoài ra tình trạng kháng thuốc cũng ngày càng đe dọa hệ thống nông sản và an ninh lương thực toàn cầu của nhân loại mà bài học Covid-19 đã cho chúng ta thấy rằng, sức khỏe con người, động vật và môi trường phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết.

Thực tế cho thấy những ổ dịch tại một khu vực có thể làm nghiêm trọng thêm các thách thức ở những khu vực xung quanh và gây ra nhiều khó khăn cho các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát các mối đe dọa. Và AMR đang được coi là một trong những mối đe dọa toàn cầu và nó còn có khả năng nguy hiểm hơn cả đại dịch Covid-19 đang làm cả thế giới lao đao.

Hiện nghiên cứu của FAO về AMR vẫn đang được thực hiện cùng với sự phối hợp của hai tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Sức khỏe động vật (OIE) thông qua phương thức tiếp cận "One Health".

AMR trong thực phẩm và nông nghiệp

Theo các chuyên gia, hai ngành nông nghiệp và thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết bài toán AMR. Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng kháng sinh trên động vật nhiều hơn ở người và nó đang gia tăng một cách nhanh chóng khi dân số tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu thực phẩm thế giới.

Hoạt động chăn nuôi công nghiệp mật độ cao dễ phát sinh các loại dịch bệnh khó kiểm soát cả trên động vật và người. Ảnh: Nikkei

Hoạt động chăn nuôi công nghiệp mật độ cao dễ phát sinh các loại dịch bệnh khó kiểm soát cả trên động vật và người. Ảnh: Nikkei

Dự báo, AMR đang lây lan với tốc độ nhanh hơn các nhà khoa học có thể nghiên cứu phát triển ra các chất kháng khuẩn mới và nó đang đe dọa hệ thống lương thực toàn cầu, an toàn thực phẩm, hệ thống y tế và các nền kinh tế.

Trong khi đó giải pháp duy nhất hiện nay là thực hiện hành động chiến lược để kìm giữ cho các AMR mà chính chúng ta đang sử dụng, cho dù FAO cảnh báo là vẫn chưa quá muộn nhưng thời gian là không còn nhiều để ngăn chặn sự tàn phá này trở nên tồi tệ hơn.

Theo kế hoạch, ngày 23/11/2020, Liên Hợp quốc sẽ phát động chiến dịch mới và ra mắt cộng đồng tiêu biểu những người thực hành thay đổi hành vi nhằm đưa ra các giải pháp giúp mọi người sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý và ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả. Cộng đồng này là sự kết hợp của những nông dân có hiểu biết và các bên trong chuỗi thực phẩm cùng với các bác sĩ thú y, chuyên gia dịch tễ… ở cả cấp cơ sở và các nhà hoạch định chính sách nhằm giúp làm chậm sự lây lan của AMR.

FAO đã vạch ra kế hoạch hành động cụ thể đối với nông dân: 

- Rửa kỹ tay, giày và quần áo  trước và sau khi tiếp xúc với động vật giúp loại bỏ vi trùng gây bệnh cho động vật và người. 

- Luôn giữ cho động vật khỏe mạnh bởi vật nuôi khỏe mạnh cần ít thuốc kháng sinh hơn, ít tốn chi phí hơn, cải thiện an ninh lương thực và sinh kế.

- Giữ sạch sẽ chuồng nuôi và bảo quản thức ăn gia súc khô ráo và được bảo quản an toàn  tránh xa các loài gặm nhấm, chim, côn trùng và các động vật khác có thể mang vi khuẩn hoặc vi trùng khác.

- Tránh căng thẳng cho vật nuôi của gia đình giúp động vật khỏe mạnh và tránh bệnh tật bằng cách đảm bảo chúng có dinh dưỡng tốt và nước sạch. Tiêm phòng có sự tư vấn của chuyên gia thú y giúp tiêm đúng loại vacxin quan trọng và vào đúng thời điểm. Tóm lại luôn tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia y tế trước khi dùng kháng sinh.

- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu như biện pháp cuối cùng bởi nó không phải là giải pháp duy nhất để kiểm soát dịch bệnh…

 

Nguồn tin: Kim Long/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay36,076
  • Tháng hiện tại229,169
  • Tổng lượt truy cập92,606,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây