Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh – “mảnh đất vàng” phát triển nông nghiệp thông minh [Bài 2]: Khát vọng thương hiệu tôm giống “Made in Quảng Ninh”

Thứ hai - 16/11/2020 20:16
Có vùng nuôi rộng lớn, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh đang tiến đến là vựa tôm thương phẩm lớn nhất cả nước.

Sự cầu thị của lãnh đạo tỉnh

Quảng Ninh rất có lợi thế phát triển thủy sản, với 250km bờ biển, chất lượng thủy sản ngon, thuận lợi trong chế biến, thị trường tiêu thụ rất rộng với gần 8 triệu khách du lịch hàng năm và trên 1,2 triệu dân cùng vị trí gần thị trường Trung Quốc rộng lớn… Tuy nhiên, từ năm 2018 trở về trước, Quảng Ninh chưa thực sự tìm được doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Đức Long, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, tiềm năng là thế, điều kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như thị trường rộng lớn, đáng lẽ Quảng Ninh phải trở thành vựa tôm thương phẩm cũng như trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất nhì cả nước, song vì một số điều kiện khách quan và chủ quan, trong giai đoạn đó, tỉnh chưa thực hiện được việc này.

Khu nuôi tôm thương phẩm có mức đầu tư lên đến 9 tỷ đồng/ha của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Khu nuôi tôm thương phẩm có mức đầu tư lên đến 9 tỷ đồng/ha của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Cũng chính ông Long, trong vai trò là Chủ tịch UBND tỉnh thời điểm đó, đã trực tiếp đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, nhằm thu hút họ đến với Quảng Ninh. Và Tập đoàn Việt Úc là đơn vị mà Quảng Ninh lựa chọn. Hay nói cách khác, Quảng Ninh đã mở cửa, trải thảm đỏ chào đón để Việt Úc đến với mình.

Ông Vũ Đức Trí, Giám đốc quản lý doanh nghiệp, Tập đoàn Việt – Úc, cho biết, Tập đoàn Việt Úc được thành lập năm 2001, là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện Tập đoàn sở hữu rất nhiều công nghệ cao trong ngành thủy sản, bao gồm: Quy trình nuôi hoàn toàn bằng vi sinh; hệ thống lắng, xử lý nước tuần hoàn, hệ thống lọc bằng tia cực tím. Sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là sản xuất, cung ứng tôm giống, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 45 tỷ tôm giống chiếm khoảng trên 24% thị phần tôm giống của cả nước.

“Đối với Quảng Ninh, Tập đoàn Việt Úc cung ứng 45% nhu cầu tôm giống của toàn tỉnh. Đặc biệt đây là doanh nghiệp duy nhất sản xuất thành công tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Ngoài ra Tập đoàn còn đầu tư nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh, thành theo hình thức siêu thâm canh trong nhà kính đem lại năng suất sản lượng cao (từ 80-100 tấn/năm). Từ năm 2014 Tập đoàn tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản. Hiện Tập đoàn đã phát triển mạng lưới sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn cho tôm ở khắp cả nước, trải dài từ Cà Mau đến Hải Phòng”, ông Trí cho hay.

Trong nội dung bản hợp tác chiến lược với Tập đoàn Việt Úc, tỉnh Quảng Ninh xác định đây là nhà đầu tư chiến lược trong phát triển lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh. Tập trung ở một số nội dung cụ thể như sau: Định hướng, xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt phát triển ngành hàng tôm tại Quảng Ninh.

Triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm phức hợp sản xuất giống, thức ăn, nuôi tôm siêu thâm canh và chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ninh với lộ trình dự kiến như sau: Năm 2017 đầu tư trại sản xuất giống tôm chất lượng cao tại huyện Đầm Hà; đầu tư hoàn thành hạng mục khu vực nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao trong 2 năm tiếp theo. Từ năm 2020-2021 triển khai đầu tư hoàn thành nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản và tiến tới phát triển sản xuất giống nhuyễn thể từ năm 2019.

Tôm giống “Made in Quảng Ninh”

Tập đoàn Việt – Úc – Đối tác chiến lược của tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam với công suất trên 40 tỷ con/năm, chiếm gần 30% thị phần tôm giống cả nước. Hiện Tập đoàn có 7 công ty sản xuất giống, trải dài khắp cả nước, sở hữu những công nghệ vượt trội trong từng phân khúc của chuỗi giá trị ngành tôm. Đây cũng là Tập đoàn đầu tiên và duy nhất trong cả nước sản xuất thành công tôm giống bố mẹ chất lượng cao theo công nghệ của Úc.

Với những ưu đãi, tạo điều kiện của tỉnh Quảng Ninh, với quyết tâm của doanh nghiệp, ngay cuối tháng 3/2019, mẻ tôm giống “Made in Quảng Ninh” với 1,2 triệu con đầu tiên được sản xuất tại Khu phức hợp sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh tại xã Tân Lập, huyện Đầm Hà đã chính thức “chào thị trường”. Sự kiện này đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành tôm của Quảng Ninh nói riêng, nghề tôm nói chung theo hướng hiện đại.

Theo nhiều hộ nuôi tôm tại thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà: Trong ngày ra mắt tôm giống mới của Việt – Úc, được tham quan, tìm hiểu về công nghệ nuôi tôm của Tập đoàn Việt – Úc ngay tại Đầm Hà, trực tiếp kiểm tra thấy tôm giống tại đây kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, bà con nuôi tôm đều cảm thấy rất yên tâm.

Đại diện tập đoàn Việt – Úc cho biết, căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đơn vị sẽ có lộ trình phù hợp để nâng công suất sản xuất giống tại đây lên 8 tỷ con giống/năm để đủ cung cấp cho thị trường Quảng Ninh cũng như các tỉnh phía Bắc. Đồng thời triển khai chương trình nuôi tôm bố mẹ làm sao để chủ động có nguồn tôm bố mẹ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Quảng Ninh.

“Tôm giống của Tập đoàn sản xuất theo công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó công nghệ chọn lọc tôm bố mẹ đã nghiên cứu được gần 10 năm nay. Công nghệ xử lý nước trong sản xuất tôm giống của Tập đoàn được áp dụng bồn lọc than, bồn lọc cát qua hệ thống khử trùng tuyệt đối sau đó được trữ lại và qua hệ thống nâng nhiệt để đảm bảo duy trì nhiệt độ ổn định”, ông Trí cho biết.

Sau khi tập đoàn Việt - Úc đầu tư khu trại giống ở Quảng Ninh, đã rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian từ khu trại giống đến khu nuôi của bà con, từ đó sức khỏe của tôm giống đạt tốt nhất để thả nuôi. Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Sau khi tập đoàn Việt - Úc đầu tư khu trại giống ở Quảng Ninh, đã rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian từ khu trại giống đến khu nuôi của bà con, từ đó sức khỏe của tôm giống đạt tốt nhất để thả nuôi. Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Ngoài ra, cũng theo ông Trí, công nghệ ươm giống sử dụng công nghệ vi sinh với bí quyết sử dụng những loại vi sinh tăng sức bền cho con tôm, có sức chống chịu tốt, thích nghi với môi trường; sử dụng công nghệ sinh khối tảo, phối trộn những loài tảo phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của con tôm giống. Vì vậy, tôm giống của Tập đoàn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nguồn tin: Nhóm PV Đông Bắc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại72,410
  • Tổng lượt truy cập92,450,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây