Học tập đạo đức HCM

Sơn La: Người đàn ông hơn 40 năm “giữ lửa” nghề đan ở bản Dọi và ước mơ chưa trọn

Thứ bảy - 22/05/2021 08:43
Chúng tôi dừng chân trước ngôi nhà sàn cũ ở bản Dọi thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, xung quanh bề bộn với những vật dụng từ mây tre và cây rừng.

Nhưng ánh mắt của chúng tôi lại đổ dồn về phía một người đàn ông đang miệt mài đan lát, đôi bàn tay thuần thục khéo léo với gương mặt chăm chú trong công việc của mình.

Hơn 40 năm gắn bó với "nghiệp đan"

Ông nghỉ tay đặt chiếc rổ đang đan dở nâng chén trà mời chúng tôi thưởng thức cái hương vị núi rừng Tây Bắc rất thơm và dễ chịu. Khi trò chuyện chúng tôi được biết người đàn ông này tên là Lường Văn Chây (sinh năm 1961). 

Ông bắt đầu học đan lát từ năm 14-15 tuổi và duy trì nghề cho tới ngày hôm nay. Ông chỉ được học qua vài lần hướng dẫn của một cụ già trên thị trấn. Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi ông là người tiên phong trong bản Dọi làm nghề này.

Người hơn 40 năm “giữ lửa” nghề đan ở bản Dọi - Ảnh 1.

Mâm cơm và những chiếc ghế ông Lường Văn Chây đan từ năm 2013.

Người hơn 40 năm “giữ lửa” nghề đan ở bản Dọi - Ảnh 2.

Ông tâm sự: "Tôi đan từ những vật dụng nhỏ nhất trong nhà: Cái quạt, cái rá cho tới những cái bế phục vụ cho công việc hái chè của các cô các chị hay đôi khi là một bộ bàn ghế rất công phu và mất nhiều thời gian. Khoảng 4-5 ngày mới cơ bản hoàn thiện được sản phẩm này, ngày trước khó khăn nên cái gì cũng muốn tự tay làm lấy". 

Với ông Chây chỉ đơn thuần là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày, còn với chúng tôi, đó là sự tâm huyết của người đàn ông đã hơn nửa cuộc đời.

Về công đoạn để tạo ra một sản phẩm đơn giản, ông Chây cho biết nguyên liệu để đan lát rất gần gũi với đời sống, việc tìm kiếm những cây mây, cây giang là điều khá thuận lợi trong việc đan lát. 

Ông Chây dùng xe máy di chuyển 3-4 cây số vào rừng để mang những thân cây về nhà. Sau đó chẻ thân cây nhỏ và thật mỏng để đem lên bếp phơi khô. Ông Chây cho biết, nếu phơi dưới ánh mặt trời lạt sẽ giòn nên khi tiến hành sẽ dễ gãy.

Khâu chẻ lạt là công đoạn phức tạp nhất trong quá trình tạo nên một sản phẩm. Tất cả lạt được phơi khô trên bếp tới độ nhất định sẽ được mang đi luộc rồi mới bắt đầu đan và uốn dẻo theo từng kiểu dáng của sản phẩm.

Người hơn 40 năm “giữ lửa” nghề đan ở bản Dọi - Ảnh 3.

Ông Lường Văn Chây đang thực hiện công đoạn vót nan. Ảnh: Thanh Tùng

"Ông Chây chính là người giữ lửa cho nghề đan lát, các sản phẩm được tạo ra bằng đôi bàn tay tài khéo, cái nhìn thẩm mĩ của người thợ và hơn thế là sự kết tinh văn hóa tuy nghề truyền thống đang dần bị mai một theo thời gian".

Ông Vì Văn An

Ông mang ra cho chúng tôi xem mâm cơm và những chiếc ghế ông đan từ năm 2013, ngoài độ bền, chắc chắc và màu sắc nâu vàng của mây hầu như vẫn còn nguyên vẹn, ban đầu chúng tôi nghĩ ông Chây đã phủ lên một lớp sơn bóng cho sản phẩm nhưng sự thật thì không phải vậy. 

Màu sắc tự nhiên, không pha trộn và sử dụng bất cứ nguyên liệu nào đi kèm, ông đã tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, tuy không vất vả trong việc tìm kiếm nhưng cũng có mùa mây hiếm, ông phải cất công nhiều lần. 

Công việc này giúp ông có thêm thu nhập nhưng không đáng kể, trung bình mỗi sản phẩm có giá thành dao động từ 40.000-50.000 đồng còn một số các sản phẩm kỳ công hơn thì có giá thành cao hơn.

Ngậm ngùi tuổi xế chiều

Điều mà người đàn ông này luôn trăn trở đó là không có cơ hội truyền cơ nghiệp cho thế hệ sau, ông nói: "Mình thấy đam mê và yêu nghề thì làm còn con trẻ không thích thì đâu bắt ép được chúng". 

Nỗi niềm chia sẻ kinh nghiệm đan lát của ông Chây làm cho chúng tôi cảm thấy yêu mến sự nhiệt huyết và dòng máu chảy trôi trong con người ông với ước mong giữ màu dân tộc và lưu giữ một phần nét đẹp truyền thống của cộng đồng. 

Ông Chây tâm sự với chúng tôi, khi còn trẻ rất thích mang những sản phẩm do chính tay mình làm lan toả tới mọi người, để cho du khách ghé thăm bản Dọi thấy được bên cạnh những cảnh quan du lịch, các ăn món đặc sản thì bản Dọi còn có nghề đan lát truyền thống. 

Trao đổi với PV báo NTNN, ông Vì Văn An - Trưởng bản Dọi cho biết: "Ông Chây chính là người giữ lửa cho nghề đan lát, các sản phẩm được tạo ra bằng đôi bàn tay tài khéo, cái nhìn thẩm mĩ của người thợ và hơn thế là sự kết tinh văn hoá tuy nghề truyền thống đang dần bị mai một theo thời gian". 

Ước mơ của ông Chây chưa trọn vẹn theo ý ông nhưng rất nhiều nơi họ cũng đã tìm đến bản Dọi và rất hài lòng về những sản phẩm của ông Chây. Thỉnh thoảng khách tới chơi khi ra về ông thường tặng cho những cái be, cái bế làm quà, một món quà tinh thần mang hơi thở của bản Dọi.

Theo Tùng Thanh/danviet.vn
https://danviet.vn/son-la-nguoi-dan-ong-hon-40-nam-giu-lua-nghe-dan-o-ban-doi-va-uoc-mo-chua-tron-20210509163019145.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay22,289
  • Tháng hiện tại468,842
  • Tổng lượt truy cập92,846,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây