Làng thêu Cổ Chất ở thôn Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: Internet |
Nội dung, mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND thành phố.
Trong đó ưu tiên, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể: Các làng nghề truyền thống, làng nghề đã đăng ký các năm trước nhưng chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề; làng nghề đăng ký thực hiện đủ 05 nội dung hỗ trợ (có kế hoạch và dự toán kinh phí, có phương án duy trì, phát triển thương hiệu sau khi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể năm 2021); làng nghề có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố; sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; làng nghề đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề từ năm 2019 trở về trước nhưng chưa đủ 05 nội dung quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND thành phố.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký của các quận, huyện, thị xã (cấp huyện), Sở NN&PTNT chủ trì kiểm tra, rà soát đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị theo thứ tự ưu tiên; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương lựa chọn danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức hỗ trợ kinh phí đối với từng làng nghề theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả, không trùng lặp.
Sở NN&PTNT trình UBND thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức hỗ trợ kinh phí đối với từng làng nghề theo đúng quy định. Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ của UBND thành phố, Sở NN&PTNT thực hiện. Sau khi hoàn thành các nội dung hỗ trợ, Sở NN&PTNT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và đại diện làng nghề có trách nhiệm thực hiện nghiệm thu, thanh lý hợp đồng (hoàn thành trước ngày 30/12/2021) và thực hiện thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.
Thông qua hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Theo kế hoạch, thành phố sẽ hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể.
* Trước đó, ngày 19/5, UBND thành phố Hà Nội ban hành các quyết định về việc cho phép sử dụng 7 địa danh địa phương để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Bao gồm:
Cho phép Hội Nông dân xã Dũng Tiến được sử dụng địa danh “Cổ Chất”, kèm theo bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể đã được UBND huyện Thường Tín xác nhận để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Thêu Cổ Chất” cho các sản phẩm đồ thêu ở thôn Cổ Chất, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.
Cho phép Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp ong núi Ba Vì được sử dụng địa danh “Tản Viên - Ba Vì” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mật ong Tản Viên - Ba Vì” cho sản phẩm mật ong ở huyện Ba Vì.
Cho phép Hội Nông dân xã Cẩm Lĩnh được sử dụng địa danh “Ba Vì” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Thanh long ruột đỏ Ba Vì” cho sản phẩm thanh long ruột đỏ ở huyện Ba Vì.
Cho phép Hội Đông y huyện Ba Vì thành phố Hà Nội sử dụng địa danh “Ba Vì” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Dược liệu và thuốc nam Ba Vì” cho sản phẩm dược liệu và thuốc Nam ở huyện Ba Vì.
Cho phép Hội Nông dân xã Liên Bạt sử dụng địa danh “Vũ Ngoại” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rèn Vũ Ngoại” cho sản phẩm rèn ở thôn Vũ Ngoại, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Cho phép Hội Nông dân xã Liên Bạt sử dụng địa danh “Làng Bặt” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bún làng Bặt” cho sản phẩm bún ở 3 thôn Bặt Ngõ, Bặt Trung, Bặt Chùa, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Cho phép Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Bài sử dụng địa danh “Phú Yên, Yên Bài - Ba Vì” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Phú Yên, Yên Bài - Ba Vì” cho sản phẩm chè ở thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Ba Vì.
Theo Vĩnh Hoàng/thanglong.chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/ho-tro-10-lang-nghe-xay-dung-thuong-hieu-va-xac-lap-quyen-so-huu-nhan-hieu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;