Học tập đạo đức HCM

Sức bật từ đề án nông thôn mới cấp thôn, bản

Thứ ba - 14/07/2020 00:54
Năm 2013, Thanh Hóa thí điểm mô hình NTM cấp thôn, bản miền núi sau đó ban hành bộ tiêu chí, thực hiện toàn tỉnh. Bộ mặt thôn bản miền núi nay đã khởi sắc.
Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đã giúp bộ mặt thôn bản miền núi Thanh Hóa thay da đổi thịt. Ảnh: Võ Dũng.

Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đã giúp bộ mặt thôn bản miền núi Thanh Hóa thay da đổi thịt. Ảnh: Võ Dũng.

Vùng biên khởi sắc

Không chỉ chúng tôi mà không ít đoàn công tác khi về thôn Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân đều phải ngỡ ngàng.

Nghèo được xem như một thứ đặc sản của Bát Mọt khi gần như mọi yếu tố thuận lợi nhất để phát triển kinh tế của địa phương này gần như không có. Ấy vậy mà, Bát Mọt nay đã đổi thay toàn diện, thôn Vịn sắp cán đích NTM.

Từ trung tâm huyện Thường Xuân đến Bát Mọt chừng trên 60 km nhưng những đồng nghiệp đi cùng chúng tôi cho biết, cách đây khoảng 10 năm, để đi vào xã biên giới này phải mất nửa ngày đường xe máy nhưng bây giờ chỉ vỏn vẹn hơn 1 giờ đồng hồ đi ô tô.

Ông Lang Hồng Tuyên, Bí thư kiêm trưởng thôn Vịn cho hay, bước vào xây dựng thôn NTM, thôn Vịn gặp rất nhiều khó khăn. Là thôn đặc biệt khó khăn, thôn có 98% đồng bào dân tộc Thái, mặt bằng dân trí thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông đi lại rất khó khăn... Tuy nhiên, thôn Vịn đã đổi thay từng ngày.

“Xây dựng thôn NTM, chúng tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách của tỉnh, huyện. Xác định rõ ngay từ đầu, xây dựng NTM phải thực sự bền vững, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chúng tôi đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế.

Đến nay, thôn có 1 tổ hợp tác nuôi bò, một tổ hợp tác nuôi lợn nái đen sinh sản, 1 câu lạc bộ trồng rau sạch và đang triển khai dự án trồng mận tam hoa...

Những mô hình trên đã giúp người dân nâng cao thu nhập, đóng góp rất lớn vào chương trình xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người của thôn Vịn đã đạt trên 33,3 triệu đồng/người/năm, một con số ít ai nghĩ đến khi mới bắt tay vào xây dựng thôn NTM”, ông Tuyên phấn khởi.

Dù là một bản biên viễn nhưng đến thôn Vịn hôm nay, điều khiến nhiều người ngỡ ngàng đó là hạ tầng giao thông đã được bê tông, nhựa hóa, cứng hóa; thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ. Chiều chiều người dân có chỗ đá bóng, đánh bóng chuyền; người người say mê với điệu khắp, điệu luống của đồng bào dân tộc Thái...

Đánh giá xây dựng thôn NTM tại thôn Vịn, xã Bát Mọt. Ảnh: Võ Dũng.

Đánh giá xây dựng thôn NTM tại thôn Vịn, xã Bát Mọt. Ảnh: Võ Dũng.

Chúng tôi hỏi, vậy đâu là bí quyết để thôn Vịn “lột xác”, từ một bản đặc biệt khó khăn nay đã đạt 14/14 tiêu chí NTM? Ông Lang Hồng Tuyên không đắn đo: “Đó là sức bật từ những chính sách. Nếu không có những chính sách lớn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa thì không biết bao giờ thôn Vịn mới được như hôm nay”.

Không chỉ thôn Vịn mà rất nhiều thôn, bản miền núi của Thanh Hóa nằm trong Đề án hỗ trợ thôn, bản các xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững của Thanh Hóa đến nay cũng đã có sự đổi thay đáng kinh ngạc.

Sức bật từ một đề án

Thanh Hoá có tới 2.119 thôn, bản thuộc 211 xã miền núi, trong đó có 876 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Để xây dựng NTM ở khu vực này cần nhiều thời gian và đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn.

Xác định xây dựng NTM phải vững từ “móng”, năm 2013 Thanh Hóa chủ động thực hiện xây dựng thí điểm mô hình NTM cấp thôn, bản ở các huyện miền núi và năm 2014 ban hành Bộ tiêu chí và thực hiện trên toàn tỉnh.

Vì vậy, có thể nói khi Chính phủ ban hành Quyết định 1385/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020 thì Thanh Hóa đã đi trước một bước.

Công việc của Thanh Hóa khi Chính phủ ban hành Đề án 1385 là tiếp tục triển khai sâu, rộng đề án này.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh chủ động cùng các cấp, ngành theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các xã, thôn, bản xây dựng NTM và giảm nghèo nhanh, bền vững; tập trung nguồn lực hỗ trợ các thôn, bản của các xã khó khăn khu vực biên giới về xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững.

Thôn bản đạt chuẩn NTM nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa từng dân tộc. Ảnh: Võ Dũng.

Thôn bản đạt chuẩn NTM nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa từng dân tộc. Ảnh: Võ Dũng.

Ngày 5/1/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Công văn số 194/UBND-NN chỉ đạo UBND các huyện trong phạm vi của Đề án rà soát thực trạng các thôn, bản theo 14 tiêu chí để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng năm và cả giai đoạn 2018 - 2020.

Các địa phương rà soát, xây dựng các mô hình kinh tế cấp thôn, bản theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với triển khai Chương trình OCOP nhằm phát huy, khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; phát triển kinh tế rừng, cây dược liệu, cây công nghiệp ngắn ngày, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc,…

Giai đoạn 2018 - 2020, Thanh Hóa huy động trên 266 tỷ đồng xây dựng thôn, bản NTM. Trong đó, ngân sách tỉnh trên 21,5 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 12,5 tỷ đồng; vốn lồng ghép gần 51,5 tỷ đồng; nhân dân góp trên 6,1 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 6/2020, Thanh Hóa có 367 xã đạt chuẩn NTM (64,5%). Trong đó, 25 xã đặc biệt khó khăn; 57 xã của 11 huyện miền núi; 710/2.119 thôn, bản miền núi và 20/122 thôn, bản thuộc phạm vi Đề án đạt chuẩn NTM; 1 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Đến cuối năm 2020, Thanh Hóa phấn đấu có ít nhất 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 30% thôn, bản thuộc phạm vi Đề án đạt chuẩn NTM.

Dự kiến đến hết năm 2020, có thêm 17 thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số thôn thuộc phạm vi Đề án lên 37/122 thôn (đạt 30,3%).

Trên cơ sở xác định chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững là 2 trong 5 Chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo xây dựng NTM gắn với phát triển nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Theo đó, hàng năm, căn cứ mục tiêu của các chương trình gắn với việc thực hiện Đề án 1385, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch cụ thể.

Giai đoạn 2016-2020, cùng với chính sách hỗ trợ của Trung ương, Thanh Hóa ban hành chính sách khuyến khích xây dựng NTM và chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững.

Có thể kể đến chính sách hỗ trợ 2,2 - 4,5 tỷ đồng/công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã xây dựng NTM (đối với các xã đặc biệt khó khăn); 1 tỷ đồng/xã đạt chuẩn NTM; 100 triệu đồng/thôn, bản thuộc các xã miền núi đạt chuẩn NTM.

Giai đoạn 2020 - 2022, Thanh Hóa điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng NTM, hỗ trợ 500 triệu đồng/xã đạt chuẩn NTM; 600 triệu đồng/xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 700 triệu đồng/xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 100 triệu đồng/thôn, bản đạt chuẩn NTM và đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

Mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã ban hành các cơ chế chính sách và lồng ghép vốn đầu tư thuộc các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để hỗ trợ cho các thôn, bản xây dựng NTM.

Đó là hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất và thưởng từ 20 - 100 triệu đồng/thôn đạt chuẩn NTM...

Nhìn chung việc thực hiện Đề án đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ từ khảo sát, đánh giá hiện trạng các thôn, bản để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Các địa phương cấp huyện huyện xác định, xây dựng NTM ở các thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biên giới.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; xây dựng mô hình phát triển sản xuất được các địa phương xem là yếu tố quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân khu vực biên giới, góp phần xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.

Sau gần 2 năm thực hiện Đề án, với sự chỉ đạo quyết liệt, cách làm phù hợp, xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới đã thay da đổi thịt.

Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh Văn phòng xây dựng NTM Thanh Hóa cho hay, việc xây dựng thôn, bản NTM đã góp phần rất lớn trong xây dựng NTM chung của toàn tỉnh. Điều được nhất khi xây dựng NTM ở cấp thôn bản là cải thiện được mức đáng kể đời sống vật chất và tinh thần và giúp người dân có ý thức vươn lên để tự thoát nghèo.

“Một số mô hình phát triển sản xuất gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn, bản đã được hình thành theo định hướng Chương trình OCOP. Kết quả đạt được trong xây dựng thôn, bản NTM và giảm nghèo bền vững đã từng bước tạo nên những thôn, bản có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng được giữ gìn, phát huy...”, ông Năng phấn khởi.

Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay19,634
  • Tháng hiện tại354,375
  • Tổng lượt truy cập92,732,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây