Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, nông dân nhanh thành triệu phú

Thứ ba - 14/07/2020 02:34
Anh Châu Văn Hồng, ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống có lời 200 triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi lươn không bùn an toàn sinh học.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Châu Văn Hồng góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Gia đình anh Hồng có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Khi lập gia đình, anh được cha mẹ cho riêng 1.000 m2 đất canh tác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đi làm thuê đủ nghề mới tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Tiền Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, một nông dân từ nghèo rớt lên triệu phú - Ảnh 1.

Anh Châu Văn Hồng (bìa trái, người ngồi) ngụ ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) giới thiệu về mô hình nuôi lươn thịt, nuôi lươn giống.

Khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc anh phải suy nghĩ tìm hướng đi riêng để thoát đói nghèo. Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy giá lươn thịt luôn ở mức cao và ổn định nên anh quyết định thực hiện mô hình nuôi lươn. 

Những năm đầu, anh nuôi lươn thịt thử nghiệm nhưng đều thất bại, do sử dụng con lươn giống tự nhiên không đạt chất lượng, lươn không lớn và dễ bị bệnh. Năm 2017, thông qua tập huấn kỹ thuật nuôi lươn và hướng dẫn của ngành khuyến nông thị xã Cai Lậy, anh chọn xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm an toàn sinh học.

Anh Châu Văn Hồng thiết kế 8 bể nuôi nuôi lươn, mỗi bể có diện tích 1,5x1,8m, có hệ thống cấp thoát nước tốt, giá thể là dây ni-lon buộc chùm thả xuống bể, mực nước trong bể từ 10 - 30cm, tùy theo trọng lượng lươn lớn hay nhỏ. 

Mỗi bể thả 500 con lươn giống, mật độ nuôi 200 con/m2. Ao nuôi lươn định kỳ 7 - 10 ngày tạt thuốc sát khuẩn nước như: Iodin, BKC.

Thức ăn cho lươn là thức ăn viên 1 - 3 mm, loại 44% đạm hiệu UP. Qua 12 tháng nuôi, từ 4.000 con lươn, anh Hồng thu hoạch được 482,5 kg lươn thịt, bán giá bình quân 180.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc thú y và công chăm sóc, anh thu lãi được 30 triệu đồng. 

Năm 2019, anh sản xuất được 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, thu lợi nhuận 200 triệu đồng. Năm 2020, anh dự kiến sản xuất và bán 80.000 con lươn giống và 800kg lươn thịt, lợi nhuận ước đạt trên 250 triệu đồng.

Thông qua mô hình nuôi lươn giống và nuôi lươn thịt thương phẩm an toàn sinh học, anh Hồng đúc kết một số kinh nghiệm như: Sử dụng lươn thịt thương phẩm tự nuôi để làm lươn bố mẹ, theo dõi vớt trứng lươn và lươn con ra ương riêng, thay nước hệ thống ương lươn giống 2 - 3 lần/ngày.

Tháng thứ nhất cho lươn con ăn trùn chỉ, sau đó cho lươn ăn thức ăn viên loại 40% đạm. Nuôi lươn thịt thương phẩm phải làm mái che và không đất, giá thể là dây ni-lon buộc chùm. Sau 3 tháng nuôi nên phân loại kích cỡ lươn ra nuôi riêng bể tránh con lớn ăn con nhỏ.

Thức ăn cho lươn thịt phải phù hợp từng giai đoạn phát triển nhưng đạm càng cao càng tốt, tốt nhất là 40 - 44% đạm, mỗi ngày cho ăn từ 2 - 3 lần, nên thay 100% nước trước hoặc sau khi cho lươn ăn, tùy theo điều kiện, trong quá trình thay nước nên vệ sinh bạt nuôi.

Mô hình nuôi lươn thịt trong bể lót bạt theo hướng an toàn sinh học là mô hình mới đạt hiệu quả kinh tế cao, không cần diện tích lớn. Thông qua mô hình nuôi lươn không bùn này, gia đình anh Hồng có cuộc sống khấm khá, mua sắm đầy đủ tiện nghi, có điều kiện nuôi con ăn học. 

Với những kinh nghiệm nuôi lươn tích lũy được, anh Châu Văn Hồng sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con mở rộng diện tích nuôi lươn ở các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung và Nhị Quí …

Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nuôi lươn như chọn lươn giống khỏe, khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh bể nuôi tốt, mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm của anh Hồng luôn đạt hiệu quả cao, đàn lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp nên anh thu lợi nhuận cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay19,753
  • Tháng hiện tại354,494
  • Tổng lượt truy cập92,732,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây