Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê Tổ chức nông dân - Cầu nối vững chắc giữa nông dân và doanh nghiệp

Thứ ba - 27/10/2020 19:21
Triển khai hoạt động dự án VnSAT, nhiều tổ chức nông dân được củng cố, thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động, trở thành cầu nối vững chắc giữa nông dân và doanh nghiệp.

Tổ chức nông dân tham gia tăng mạnh

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT, hợp phần lúa gạo được triển khai trên địa bàn 8/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Mục tiêu của dự án là đến hết năm 2020 sẽ có 148 Tổ chức nông dân/Hợp tác xã trong khu vực được dự án hỗ trợ củng cố hoặc thành lập mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến tháng 8/2020, tại ĐBSCL đã có 318 Tổ chức nông dân được dự án VnSAT cũng cố, thành lập mới và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng coa hiệu quả hạt động. Ảnh: Trung Chánh.

Đến tháng 8/2020, tại ĐBSCL đã có 318 Tổ chức nông dân được dự án VnSAT cũng cố, thành lập mới và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng coa hiệu quả hạt động. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban quản lý Dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), Giám đốc dự án VnSAT cho biết, tính đến tháng 9/2020, dự án đã thành lập và củng cố 318 Tổ chức nông dân tại ĐBSCL. Tất cả các Tổ chức nông dân này đều được triển khai các hoạt động truyền thông, đào tạo tập huấn quy trình kỹ thuật… Trong đó, có 83 Tổ chức nông dân được hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất đợt 1 và 2. Đợt 3 sẽ có thêm 8 Tổ chức nông dân được xem xét hỗ trợ về hạ tầng nữa. Riêng về đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác lúa bền vững, với tổng diện tích được áp dụng là gần 150 ngàn ha.

Trong 8 tỉnh, thành tham gia dự án VnSAT, hiện An Giang là tỉnh đứng đầu với số Tổ chức nông dân tham gia, với 66 đơn vị, trong đó có 30 Tổ chức nông dân được dự án hỗ trợ thành lập. Tiếp đến là tỉnh Kiên Giang, có 52 Tổ chức nông dân tham gia, có 4 đơn vị được hỗ trợ thành lập. Hậu Giang có 12 Tổ chức nông dân được hỗ trợ thành lập, trong tổng số 48 đơn vị tham gia.

Các tỉnh thành khác có số Tổ chức nông dân được hỗ trợ thành lập/tổng số các đơn vị tham gia dự án VnSAT, khá cao, như: Cần Thơ 26/31, Sóc Trăng 17/31, Tiền Giang 16/20, Long An 12/28…

Hệ thống mương nổi, phục vụ phát triển sản xuất được Dự án VnSAT Kiên Giang hỗ trợ đầu tư cho các Tổ chức nông dân tại huyện Tân Hiệp tham gia dự án. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống mương nổi, phục vụ phát triển sản xuất được Dự án VnSAT Kiên Giang hỗ trợ đầu tư cho các Tổ chức nông dân tại huyện Tân Hiệp tham gia dự án. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đợt 1 và đợt 2, các tỉnh ĐBSCL đề xuất và được Ngân hàng Thế giới (WB) “không phản đối” danh mục đầu tư cho các Tổ chức nông dân với tổng số 83 Tiểu dự án. Tổng mức đầu tư là 524 tỷ đồng, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng là 512 tỷ đồng và trang thiết bị là 12 tỷ đồng.

Với sự hỗ trợ từ dự án VnSAT, các tỉnh đã triển khai xây dựng các công trình hạ tầng và đầu tư trang thiết bị sản xuất thiết yếu. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chức nông dân/Hợp tác xã trong sản xuất và kinh doanh bền vững.

Kết nối cung cầu

Được đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, đã giúp các Tổ chức nông dân nâng cao hiệu quả hoạt động, trở thành cầu nối cung cầu giữa xã viên và các doanh nghiệp.

Tổ chức nông dân/Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp kênh 7A là 1 trong 52 đơn vị được chọn tham gia dự án VnSAT Kiên Giang. Ông Đỗ Duy Nguyện, Giám đốc HTX Nông nghiệp kênh 7A cho biết, HTX được thành lập từ năm 1987, có 336 thành viên, chia ra 14 đội sản xuất. Diện tích tự nhiên của HTX là 700 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 640 ha, sản xuất ổn định 3 vụ lúa/5, có đê bao khép kín hệ thống thủy lợi nội đồng, với 34 trạm bơm điện được bê tông hóa, đáp ứng đủ nhu cầu bơm tát cho 100% diện tích.

Cách doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ chuỗi lúa gạo VnSAT Đồng Tháp, với thương gạo 'Ruộng nhà mình'. Ảnh: Hoàng Vũ.

Cách doanh nghiệp tham gia ký kết tiêu thụ chuỗi lúa gạo VnSAT Đồng Tháp, với thương gạo "Ruộng nhà mình". Ảnh: Hoàng Vũ.

Từ năm 2018 đến nay, HTX được chọn tham gia dự án VnSAT, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các hạng mục như bờ bao, cống máng bơm, mương dẫn… với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng. Đến nay, đã được đưa vào sử dụng và rất hiệu quả về kinh tế, giảm bớt chi phí đầu tư cho các hộ dân.

Trước đây, bà con nông dân trong HTX xuất theo lối truyền thống, mật độ dạ dày, đầu tư nhiều phân bón thuốc bảo vệ thực vật làm, cho cây lúa dễ bị đỗ ngả, năng suất không cao. Hệ lụy là đầu tư đầu vào quá cao, lợi nhuận kinh tế thấp, ảnh hưởng môi trường nặng nề, bán lúa không cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong gạo nên khó xuất khẩu vào thị trường thế giới. Có những năm bà con sản xuất lỗ vì giá lúa thấp.

 Từ khi tham gia dự án VnSAT, bà con được tập huấn rất kỹ về quy trình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Nhờ đó, bà con đã nhận thức được tầm quan trọng về môi trường, về lợi nhuận kinh tế, đã thực hiện tốt quy trình sản xuất lúa tiên tiến, giảm được chi phí đầu vào. Quan trọng nhất là giảm được các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đã phát huy hiệu quả kinh tế rõ ràng.

Vụ lúa hè thu 2020, HTX được hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với biến đổi khí hậu, diện tích là 1.302 ha và đã được chứng nhận VietGAP với sản lượng tương đương 3.000 tấn lúa thương phẩm. Bà con rất vui mừng phấn khởi, vì nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật nên chi phí đầu tư giảm khoảng 4 triệu đồng/ha, làm cùng một giống trên diện tích lớn lên khi bán lúa thuận lợi,  lợi nhuận cao hơn ngoài khoảng 5 triệu đồng/ha.

Vụ lúa đông xuân 2020-2021, HTX tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng lớn với diện tích 235 ha, song song với sản xuất lúa sạch theo VietGAP. HTX đang làm cầu nối với các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào và tìm đối tác, liên kết, ký kết tiêu thụ lúa cho bà con xã viên, nhàm giải quyết đầu ra thuận lợi.

Dưới sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án VnSAT Hậu Giang, HTX Nông nghiệp Danh Tiến, ấp 7, xã Xà Phiên, là mô hình kinh tế hợp tác tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Đại diện HTX, ông Trần Hoàng Nho cho biết, HTX Danh Tiến được thành lập từ năm 2014, có 40 thành viên, với diện tích canh tác 540 ha, tất cả các thành viên HTX đều áp dụng giảm giống, sạ thưa,thực hiện biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch bệnh tổng hộp trên đồng ruộng. Thời gian qua, diện tích sản xuất lúa của HTX không xảy ra các bệnh và côn trùng gây hại, như: đạo ôn, rầy nâu… năng suất lúa đạt bình quân khoảng 8 tấn/ha. Các chi phí đầu vào giảm khoảng 60%, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận và giảm bớt công sức lao động trên đồng ruộng cho bà con nông dân.

Các Tổ chức nông dân trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và nông dân, khi tham gia ký kết với các công ty về liên kết chuỗi giá trị lúa gạo VnSAT. Ảnh: Hoàng Vũ.

Các Tổ chức nông dân trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và nông dân, khi tham gia ký kết với các công ty về liên kết chuỗi giá trị lúa gạo VnSAT. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tại hội nghị công bố kết quả liên kết chuỗi lúa gạo dự án VnSAT, được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp mới đây, HTX Danh Tiến đã ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với Công ty TNHH Miền Tây. Theo đó, vụ đông xuân 2020 - 2021, HTX Danh Tiến sẽ đầu tư sản xuất lúa theo mô hình canh tác hữu cơ vi sinh, toàn bộ sản lượng lúa hàng hóa sẽ được công ty thu mua với giá cao hơn giá thị trường từ 100 -200 đồng/kg. Đây là cầu nối vững chắc giữa các thành viên HTX với doanh nghiệp, giúp nhà nông yên tậm sản xuất và tạo ra chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.

Theo kết quả liên kết chuỗi dự án VnSAT, tại tỉnh Hậu Giang đã có trên 2.300 ha lúa được ký kết hợp đồng bao tiêu bởi 8 doanh nghiệp, là: Công ty Vạn Trường Phát, Công ty tTNHH MTV Nông nghiệp Thiên Ân, Công ty TNHH Miền Tây, Công ty TNHH Nông nghiệp Hạt Ngọc Việt, Công ty Giống cây trồng Miền Nam, Doanh nghiệp tư nhân Trân Châu, Công ty lương thực Vĩnh Lộc, Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang và Công ty Giống công nghệ cao Việt Nam.

Ông Ngô Minh Long, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang đánh giá, VnSAT là dự án có mức đầu tư lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh, mà cụ thể đơn vị hưởng lợi trực tiếp là các Tổ chức nông dân. Mỗi suất đầu tư có quy mô diện tích khoảng 500 ha, với tổng số tiền khoảng 8-9 tỷ đồng, làm thay đổi rõ nét diện mạo của HTX. Thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tập huấn nâng cao năng lực, đã giúp các HTX đủ sức trở thành cầu nối gắn kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Đẩy nhanh thi công công trình, bàn giao đưa vào sử dụng

Ban quản lý dự án VnSAT các tỉnh, thành ĐBSCL,hiện đang tập trung đẩy nhanh các hoạt động chính được triển khai trong những tháng cuối năm 2020. Về đào tạo tập huấn, chủ yếu là đào tạo “1 phải, 5 giảm” cho khoảng 5.000 hộ nông dân. Cá đào tạo tập huấn khác, tập trung đào tạo quản lý và phát triển hợp tác xã, luân canh cây trồng và tận dụng các sản phẩm phụ lúa gạo, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho Tổ chức nông dân/Hợp tác xã, tập trung đẩy nhanh thi công các công trình, nghiệm thu và bàn giao cho địa phương quản lý, đưa vào sử dụng. Theo kế hoạch, giải ngân những tháng cuối năm của toàn dự án tại ĐBSCL có khả năng đạt 301 tỷ đồng. Vốn dư so với kế hoạch được giao là 375 tỷ đồng, gồm vốn vay IDA 375 tỷ đồng, vốn đối ứng 49 tỷ đồng, sẽ được chuyển sang giai đoạn gia hạn dự án tử 2021-6/2022.

PHÚC NGHI

Theo Đ.T.Chánh - Hữu Đức/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay36,115
  • Tháng hiện tại1,036,570
  • Tổng lượt truy cập92,210,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây