Học tập đạo đức HCM

Xã biên giới Tân Hà là ở tỉnh nào mà chỉ còn... 1 hộ nghèo?

Thứ ba - 27/10/2020 18:42
Tân Hà là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, với 1.886 hộ dân sinh sống. Đến nay, xã biên giới Tân Hà chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,05%; 30 hộ cận nghèo, chiếm 1,5% và 65 hộ có mức sống trung bình, chiếm 3,44%. Còn lại trên 95% dân số có mức sống khá, giàu.

Hỗ trợ người dân an cư

Ở xã biên giới Tân Hà, với suy nghĩ "muốn người dân thoát nghèo, việc đầu tiên phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, sau đó, hỗ trợ vốn để họ triển khai các mô hình phát triển kinh tế", lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Tân Hà đã thống nhất quy hoạch 3 khu đất công với diện tích 22.966m2 dành để xây nhà cho những hộ dân khó khăn về nhà ở. 

Từ quỹ đất công này, năm 2017 và 2018, xã biên giới Tân Hà đã xây dựng được 17 căn nhà đại đoàn kết cho người dân.

Xã biên giới Tân Hà chỉ còn... 1 hộ nghèo - Ảnh 1.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hiền làm kinh tế tại gia đình. Ảnh: V.N

Cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã biên giới Tân Hà đạt khoảng 51 triệu đồng/người/năm.

Tân Hà là một trong những điểm sáng của tỉnh Tây Ninh về phát triển kinh tế, và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (ngụ ấp Tân Trung) sau nhiều năm bươn chải làm ăn ở Campuchia, gia đình ông trở về xã Tân Hà sinh sống. Những năm đó, cuộc sống còn khó khăn, không có đất canh tác, không có nhà để ở, cả gia đình phải đi ở trọ. 

Trước hoàn cảnh đó, năm 2018, Đảng ủy, UBND xã biên giới Tân Hà (Tây Ninh) đã xây dựng cho gia đình ông một căn nhà đại đoàn kết trên phần đất công của xã. "Được cấp nhà, gia đình tôi rất mừng. Vợ chồng tôi mở tiệm bán nước giải khát, ngày cũng kiếm được hơn trăm ngàn, không phải lo đói rét" - ông Hiền chia sẻ.

Giúp người dân "lạc nghiệp"

Tân Hà là xã thuần nông, kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, một số ít kinh doanh nhỏ và nghề thủ công. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là các loại cây trồng truyền thống như mía, mì (sắn), cao su kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nên thu nhập của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Những mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả nhất trên địa bàn xã hiện nay phải kể đến như trồng mãng cầu Đài Loan, bưởi da xanh, táo, lan ngọc điểm.

Mạnh dạn chuyển đổi 1,2ha đất trồng mì sang trồng táo từ năm 2018, đến nay, gia đình chị Hoàng Thị Dần (ngụ ấp Tân Trung) đã có thu nhập lên tới nửa tỷ đồng/năm. Chị Dần cho biết, trước đây gia đình chị trồng mì, thu nhập chỉ được 30 - 40 triệu đồng/năm. Trồng táo cho thu nhập cao hơn trồng mì rất nhiều.

Theo ông Nguyễn Văn Thường - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tân Hà, trước tình hình nhiều nông sản truyền thống xuống giá, nông dân tập trung chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như: Mãng cầu, bơ, táo... thu nhập rất khả quan.

Tháng 4/2019, xã biên giới Tân Hà, huyện Tân Châu, Tây Ninh đã chính thức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng để hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên phát triển. 

Trong đó, 41/41 tuyến đường với tổng chiều dài 34km đã được nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hoá. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa, ôtô đi lại thuận tiện. Đường trục ấp, liên ấp được cứng hóa. Đường ngõ, xóm luôn sạch và không lầy lội vào mùa mưa. 

Các tuyến đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển.

Những chương trình chính sách hỗ trợ vay vốn đã kịp thời trợ lực cho người dân thực hiện các mô hình phát triển kinh tế. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Tân Hà đạt khoảng 51 triệu đồng/năm. Tân Hà là một trong những điểm sáng của tỉnh về phát triển kinh tế, và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. 

Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo.

Theo Văn Nghĩa/danviet.vn
https://danviet.vn/xa-bien-gioi-tan-ha-la-o-tinh-nao-ma-chi-con-1-ho-ngheo-20201025170529746.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,124,777
  • Tổng lượt truy cập92,298,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây