Học tập đạo đức HCM

Tái đàn lợn tại "thủ phủ" chăn nuôi Đồng Nai: Kiểm soát dịch bệnh, đưa thịt lợn lên sàn

Thứ hai - 15/06/2020 06:32
Cũng như nhiều địa phương khác, tại Đồng Nai, dịch bệnh vừa gây thiệt hại đàn lợn vừa làm gián đoạn lưu thông sản phẩm thịt lợn... Do vậy, việc kiểm soát dịch và đưa thịt lợn lên sàn giao dịch điện tử được kỳ vọng sẽ khắc phục dần các “điểm tắc” trên chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm tiếp cận giá trị thực.

Xét nghiệm dịch tại chỗ

Ông Vũ Văn Tư - Giám đốc Công ty TNHH MTV Trường Giang Phát (TP.Biên Hòa) cho hay, khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát, việc tổ chức tiêu thụ lợn gặp nhiều khó khăn. Các trang trại, doanh nghiệp muốn bán lợn phải lấy mẫu xét nghiệm. Chỉ khi có giấy xét nghiệm âm tính với dịch mới đủ điều kiện bán lợn ra thị trường. 

Dù biết các thủ tục này nhằm kiểm soát nguồn thịt sạch ra thị trường, nhưng phải đến cuối tháng 3, khi Đồng Nai công bố hết DTLCP, việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ lợn mới "dễ thở" hơn.

(GOP) Kiểm soát dịch bệnh, đưa thịt lợn lên sàn - Ảnh 1.

Lực lượng thú y kiểm tra thông tin thịt lợn trước khi cho nhập vào chợ đầu mối TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông Lê Văn Lộc, sàn giao dịch sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, là con đường ngắn nhất từ sản xuất đến tiêu dùng. Khâu trung gian làm đội giá nông sản bấy lâu nay được cắt bỏ...

Tuy nhiên khó khăn vẫn chưa hết. Việc xét nghiệm chỉ có một số đơn vị đủ điều kiện thực hiện nên thường hay quá tải. Mẫu kiểm dịch của Đồng Nai phải gửi về tận Chi cục Thú y Vùng 6 (TP.HCM) thực hiện. 

Người chăn nuôi vì thế mất nhiều thời gian và chi phí để có được giấy chứng nhận lợn an toàn dịch. Hộ chăn nuôi nhỏ muốn bán ra thị trường dăm bảy con lợn cũng phải lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh không bị dịch. Nếu nhanh, cũng chờ 3 ngày sau mới có kết quả. "Người chăn nuôi đã khốn khó vì thiệt hại do dịch, lại càng khó khăn trong tiêu thụ" - ông Tư nói.

Từ năm 2019, Đồng Nai đã nhiều lần xin phép được thực hiện xét nghiệm tại chỗ. Kiến nghị này tiếp tục được nêu ra khi lãnh đạo Bộ NNPTNT có chuyến kiểm tra công tác tái đàn trên địa bàn tỉnh hồi tháng 5. Đến nay, kiến nghị đã được chấp thuận, mở ra nhiều thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi phòng chống dịch và xuất bán lợn.

Bà Mai Thị Nga - cán bộ thú y của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P cho biết, việc Đồng Nai có đủ thẩm quyền xét nghiệm DTLCP là tin vui cho ngành chăn nuôi trong tỉnh. "Thời hạn có kết quả được rút ngắn xuống chỉ còn 1 ngày thay vì 3 ngày như trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bán" - bà Nga nói.

Theo ông Nguyễn Tân Lang - Trưởng Trạm Chẩn đoán xét nghiệm (Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai), Trạm được thành lập từ năm 2007. Năm 2017, Trạm đã xét nghiệm khoảng 50.000 mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm. Hiện tại, Trạm có thể xét nghiệm 9 chỉ tiêu bệnh động vật và 6 bệnh cho tôm. Thời gian người chăn nuôi gửi mẫu về Trạm của tỉnh nhanh hơn gửi qua TP.HCM. Khi nhận được mẫu, Trạm thực hiện xét nghiệm mẫu ngay lập tức và cho kết quả trong vòng 4 giờ. 

"Giá thành xét nghiệm vì thế cũng thấp hơn so với khi gửi mẫu về TP.HCM. Đó là thuận lợi cho người chăn nuôi" - ông Lang chia sẻ.

Thịt lợn lên sàn điện tử

Thời gian qua, Đồng Nai đã dành 800 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn bị thiệt sau DTLCP. Năm ngoái, 1.700 con lợn của ông Phạm Văn Thông (huyện Thống Nhất) đã bị DTLCP tiêu hủy. Sau khi nhận được khoản hỗ trợ gần 2 tỷ đồng, ông Thông bắt tay vào việc tái đàn.

Ông Thông bảo, số tiền hỗ trợ đó chẳng khác nào "phao cứu sinh" để ông vực dậy kinh tế gia đình. Đến nay, đàn lợn đang phát triển rất tốt với khoảng 400 con lợn thịt chờ xuất bán, cùng hơn 40 con lợn mẹ sinh sản.

"Dịch bệnh được kiểm soát đã tạo điều kiện cho tăng đàn, tái đàn lợn. Nhưng khâu phân phối không thông suốt thì nỗ lực kéo giảm giá thành của người nuôi không phát huy hiệu quả" - ông Thông bày tỏ.

Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện đề án Sàn giao dịch lợn, qua đó cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin về hàng hóa cho các chủ thể liên quan. Theo Sở Công Thương TP.HCM, đề án được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân tránh tình trạng bị ép giá khi xuất bán lợn. 

Sàn dự kiến sẽ có 4 chủ thể tham gia, gồm người chăn nuôi, thương nhân chợ đầu mối, thương lái - lò mổ và cơ quan kiểm định thông tin, chất lượng độc lập. 2 chủ thể chính là người bán và người mua. Thương lái chỉ làm khâu trung gian để vận chuyển. Còn giá do người nuôi và người mua quyết định.

Thời gian qua, Đồng Nai đã phối hợp TP.HCM triển khai tốt giai đoạn 1 của đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Đây là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai tiến tới giai đoạn 2 và tham gia sàn giao dịch lợn trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Lộc - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai cho rằng, giá thịt lợn đang ở mức cao do nguồn cung và khâu trung gian. Khi thành lập được sàn giao dịch, khâu trung gian gần như cắt giảm. Đồng Nai hiện cung cấp hơn 50% thịt lợn cho thị trường TP.HCM. Chăn nuôi Đồng Nai cũng phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn nên việc tiến tới thương mại điện tử là tất yếu.

Theo Trần Khánh/danviet.vn
https://danviet.vn/tai-dan-lon-tai-thu-phu-chan-nuoi-dong-nai-kiem-soat-dich-benh-dua-thit-lon-len-san-202006121851059.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay18,587
  • Tháng hiện tại507,591
  • Tổng lượt truy cập102,267,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây