Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Yên Bái trên đường tăng tốc

Chủ nhật - 14/06/2020 18:23
Kinh tế nông nghiệp của tỉnh Yên Bái 5 năm qua được đánh giá là thời kỳ tăng tốc, khi tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều vượt hơn cả sự mong đợi…
Thu hoạch lúa trên cánh dồng Mường Lò. Ảnh: Vũ Chiến.

Thu hoạch lúa trên cánh dồng Mường Lò. Ảnh: Vũ Chiến.

Nằm ở trung tâm khu vực miền núi phía Bắc, vùng đất giao thoa giữa hai tiểu vùng khí hậu Đông Bắc và Tây Bắc tạo ra cho nông nghiệp Yên Bái những lợi thế mà không tỉnh miền núi nào có được.

Sản xuất nông nghiệp được xác định là trụ cột kinh tế đặc biệt quan trọng, không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững các ngành kinh tế khác mà còn giúp cho sự ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng toàn khu vực.

Tổng diện tích lúa hai vụ của tỉnh Yên Bái là 41.548 ha, năng suất trung bình hàng năm đạt từ 50-55 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt hàng năm đạt 314.000. Những cánh đồng trọng điểm lúa: Mường Lò, Đại Phú An, Mường Lai, Minh Quân đạt từ 60- 65 tạ/ha. Giá trị SX nông nghiệp giai đoạn 2016- 2020 bình quân hàng năm đạt 3.247 tỷ, tăng 228 tỷ so với giai đoạn 2011- 2015, tăng 7,55%. Giá trị bình quân thu nhập trên mỗi ha năm 2019 đạt 61 triệu/ha, năm 2020 ước đạt 65 triệu/ha.

Niềm vui được mùa. Ảnh: Thái Sinh.

Niềm vui được mùa. Ảnh: Thái Sinh.

Nhiều giống lúa thơm ngon nổi tiếng đặc trưng của vùng núi cao như: Nếp Tú Lệ, Séng Cù, ĐS1, J02, Hương chiêm, Bắc thơm…tính ra mỗi năm Yên Bái cấy khoảng 1.500 ha lúa đặc sản. Người nông dân đã biết lựa chọn các giống lúa chất lượng cao để SX lúa hàng hóa có giá bán cao hơn lúa thường. Cũng như bà con xã Tú Lệ đã chuyển từ cấy lúa nếp lấy thóc sang cấy lúa nếp làm cốm. Khoảng chục năm nay, cốm Tú Lệ ngon đã trở thành thương hiệu của vùng đất Văn Chấn. Điều đó khẳng định sự chuyển đổi nhận thức của người nông dân. Sự tăng tốc về năng suất, sản lượng lương thực của Yên Bái không có điểm dừng mà cách nay 5 năm SX nông nghiệp Yên Bái vô cùng chật vật khi năng suất lúa lẹt đẹt 38- 42 tạ/ha, còn người dân thì quẩn quanh lo đủ lương thực. 

Chăn nuôi công nghệ cao. Ảnh: Thái Sinh.

Chăn nuôi công nghệ cao. Ảnh: Thái Sinh.

Đàn gia súc chính của Yên Bái phát triển không ngừng, nếu giai đoạn 2011-2015 là 594.875 con, thì giai đoạn 2016- 2020 là 633.476 con, tăng 38.601 con, tăng 6,5%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2016- 2020 đạt 47.24 tấn tăng 15.071 tấn so với giai đoạn 2011- 2015, dự kiến năm 2020 đàn lợn đạt 658.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 55.800 tấn.  

Đàn bò lai Sind huyện Yên Bình. Ảnh: Thái Sinh.

Đàn bò lai Sind huyện Yên Bình. Ảnh: Thái Sinh.

Với lợi thế của một tỉnh miền núi là rừng và đất rừng, hiện Yên Bái có 433.596 ha rừng các loại, trong đó rừng trồng 217.537 ha, bình quân mỗi năm trồng 15.000 ha bằng các giống cây: Keo, quế, bạch đàn, sơn tra…Giá trị SX lâm nghiệp giai đoạn 2011- 2015 mỗi năm bình quân đạt 1.304 tỷ, giai đoạn 2016- 2010 đạt 1.617 tỷ, tăng 313 tỷ, tăng 24%. Rừng đã mang lại thu nhập lớn cho người nông dân nên Yên Bái không còn đất trống đồi núi trọc, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Đó là điều chưa từng thấy, vào cuối thế kỷ 20 những huyện vùng cao nằm phía Tây như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 40- 45%. Đến nay diện tích rừng trồng của Yên Bái có thể nói là lớn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.

Do có diện tích rừng lớn, Yên Bái đang trở thành trung tâm SX và chế biến ván bóc, ván ghép thanh, gỗ dăm, gỗ thanh. Bình quân mỗi năm Yên Bái khai thác hơn 550.000m3 rừng trồng, chế biến xuất khẩu gần 300.000m3 ván bóc và hàng trăm mét khối gỗ dán, gỗ ghép thanh XK sang các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…Chỉ riêng vùng quế Văn Yên, người nông dân thu nhập từ cây quế trên 600 tỷ, ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú có diện tích quế từ 10- 40 ha. Từ đó nhiều ngôi nhà 2- 3 tầng xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã vùng sâu, vùng xa không chỉ đối với vùng quế mà nơi nào công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển thì nhiều ngôi nhà xây mọc lên. Bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, chất lượng sống của người dân ngày một nâng cao.

Quế Văn Yên. Ảnh: Thanh Miền. 

Quế Văn Yên. Ảnh: Thanh Miền

Tỉnh Yên Bái hiện có 7.740 ha chè, trong đó có 7.150 ha đang thu hái, sản lượng chè búp tươi mỗi năm đạt 70.000- 75.000 tấn, chế biến trên 20.000 tấn chè khô nội tiêu và xuất khẩu. Một thời diện tích chè Yên Bái đứng thứ 4 cả nước diện tích hơn 12.000 ha, chủ yếu là chè Trung du, chất lượng thấp. Thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hàng ngàn ha chè xấu, chè già, chè chất lượng thấp người dân tựnguyện phá bỏ thay thế những giống chè chất lượng cao: LDP1, LDP2, Bát Tiên, Shan tuyết…

Cây chè Suối Giàng được mệnh danh là thủy tổ chè thế giới, mới đây các nhà khoa học lại phát hiện vùng chè Giàng Pằng thuộc xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn một vùng chè đại cổ thụ, nhiều cây 2 người ôm mới kín gốc, tuổi khoảng 500- 600 năm. Một vùng chè tự nhiên quý hiếm bậc nhất thế giới được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Giống chè Shan tuyết được nhân rộng trồng ở các xã vùng cao Yên Bái, nhiều nhà máy chè công nghệ cao chế biến ra những sản phẩm có giá từ 2-3/triệu/kg.

Thu mua măng Bát Độ. Ảnh: Thái Sinh.

Thu mua măng Bát Độ. Ảnh: Thái Sinh.

Sự chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng đã làm thay đổi nhận thức của người trồng chè, từ đó người dân không đua nhau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khiến chất lượng chè Yên Bái ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm mang lại lợi nhuận cho người trồng chè ngày một cao hơn. Cây chè trở thành trụ cột kinh tế không thể thiếu của tỉnh Yên Bái và ngày càng phát huy giá trị to lớn mang lại đời sống ấm no và sung túc cho cả chục ngàn hộ trồng và chế biến chè.

Đồi chè LDP2 năng suất 15 tấn/ha. Ảnh: Thái Sinh.

Đồi chè LDP2 năng suất 15 tấn/ha. Ảnh: Thái Sinh.

Xây dựng NTM của Yên Bái đang trên đường bứt tốc ngoạn mục mà bệ đỡ của nó là SX nông lâm nghiệp. Những cây trồng chủ lực: Lúa, ngô, chè, dâu tằm tơ, quế, tre măng Bát Độ…đã hình thành các vùng chuyên canh lớn tạo ra những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của từng vùng. Đi đôi với nó là các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm mở ra, hiện nay Yên Bái có 427 HTX nông nghiệp, 3.260 tổ hợp tác, đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Làm đường NTM. Ảnh: Thái Sinh.

Làm đường NTM. Ảnh: Thái Sinh.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã ghi danh nhiều sản phẩm danh tiếng của Yên Bái: Chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, mật ong, sơn tra Mù Cang Chải, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, dâu tằm thơ Trấn Yên… đã mang lại nguồn thu cho người dân hàng trăm tỷ đồng. Đây chính là những sản phẩm OCOP đầu tiên mang thương hiệu Yên Bái. Chỉ riêng bưởi Đại Minh mỗi năm cho thu khoảng 70-90 tỷ đồng, nguồn lực vô cùng to lớn để người dân tham gia vào việc xây dựng NTM.

Những ngôi nhà cao tầng trong rừng quế. Ảnh: Thái Sinh.

Những ngôi nhà cao tầng trong rừng quế. Ảnh: Thái Sinh.

Chế biến măng xuất khẩu. Ảnh: Thái Sinh. 

Chế biến măng xuất khẩu. Ảnh: Thái Sinh

Tổng số xã đạt chuẩn NTM của Yên Bái hiện nay là 66 xã kế hoạch hết năm 2020 là 75/150 xã, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của Yên Bái đạt chuẩn NTM được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao bằng công nhận ngày 30/1/2010. Thủ tướng đánh giá cao thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã đạt được trong quá trình xây dựng NTM và mong rằng huyện Trấn Yên cần phát huy thành tích đã đạt được để xây dựng huyện nông thôn kiểu mẫu của khu vực miền núi phía Bắc… Đây có thể coi là kỳ tích chưa từng có, một sự tăng tốc vượt bậc mà nông nghiệp Yên Bái đã đạt được, đó là hình chiếu về sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái, làm thay đổi căn bản nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Người dân Suối Giàng chuyên canh rau hữu cơ cung cấp cho các siêu thị Hà Nội. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân Suối Giàng chuyên canh rau hữu cơ cung cấp cho các siêu thị Hà Nội. Ảnh: Thái Sinh.

Cánh đồng hoa Khai Trung- Lục Yên phục vụ du lịch. Ảnh: Tuấn Vũ.

Cánh đồng hoa Khai Trung- Lục Yên phục vụ du lịch. Ảnh: Tuấn Vũ.

Ông Trần Thế Hùng- GĐ Sở nông nghiệp- PTNT Yên Bái: Sản xuất nông nghiệp Yên Bái trong những năm qua có thể coi là giai đoạn phát triển tăng tốc, đã tạo ra những kỳ tích mới không chỉ về năng suất, sản lượng mà cả về chất lượng. Các vùng SX hàng hóa phát triển ổn định mang lại những giá trị kinh tế cao cho người dân. Nông nghiệp đã góp phần rất lớn cho phát triển văn hóa và du lịch, những cánh đồng ruộng bậc thang, những đồi chè, đồi cây ăn quả… đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho khách trong và ngoài nước biết đến…

Theo Thái Sinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay51,221
  • Tháng hiện tại599,367
  • Tổng lượt truy cập92,977,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây